1.
Cơ sở lý luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Ngày
22/10/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo
vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đó là nội dung cơ
bản, hệ trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các
cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cả hệ thống chính trị
và mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu. Do đó, cần nhận diện rõ
nền tảng tư tưởng của Đảng ta đã được quy định trong Điều lệ Đảng: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí
tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của
đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân
chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”.
Cùng
với đó, cần phải nhận diện chính xác những nhóm đối tượng đang ra sức chống phá
nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, đó là:
Một
là, nhóm đối lập về hệ tư tưởng. Đảng ta là hệ tư tưởng vô sản thì những người
theo hệ tư tưởng tư sản, kể cả tàn dư phong kiến sẽ quyết liệt chống lại chúng
ta.
Hai
là, các thế lực thù địch về chính trị luôn chống lại chế độ XHCN của chúng ta,
với mục đích làm con đường phát triển đất nước của Đảng chệch hướng, thay đổi
thể chế chính trị ở Việt Nam.
Ba
là, những người vốn là đảng viên cộng sản nhưng không chịu rèn luyện, tu dưỡng,
học tập, nâng cao tư tưởng, đạo đức cách mạng dẫn tới tha hóa về tư tưởng chính
trị, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thậm chí là phai nhạt
lý tưởng, “tự chuyển hóa, tự diễn biến” trong nội bộ.
Nhận diện các nhóm đối tượng nêu
trên cho thấy, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dù rất khó khăn, phức tạp
và lâu dài, nhưng khó khăn và phức tạp đến đâu cũng phải làm để bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng.
Các thế lực thù địch bao gồm cả
những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở các nước trên thế giới trong cuộc đấu
tranh ý thức hệ giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Ngay ở các nước tư bản phát triển,
những nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng tư bản theo kiểu
truyền thống và các nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng
XHCN cũng đấu tranh lẫn nhau. Các lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài
luôn lôi kéo, kết hợp với những đối tượng chống đối, bất mãn ở trong nước lập
ra các tổ chức để chống phá cách mạng nước ta. Một số cán bộ, đảng viên (trong
đó có cả những đảng viên đã từng giữ chức vụ cao trong hệ thống chính trị) suy
thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhóm người này
không khó để nhận ra, nhưng lại rất khó đấu tranh. Đây là những người phản bội
lại lý tưởng cộng sản và nguyên nhân của sự phản bội đó đôi khi lại bắt nguồn từ
sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong chính sách, ứng xử của những
cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác.
2.
Sự phá hoại của các thế lực thù địch, phản động và nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng
2.1.
Sự phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng của các thế lực thù địch, phản động
Sau
nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các
thế lực phản động ở trong nước và nước ngoài đang thay đổi phương thức hoạt động.
Tuy nhiên, mục tiêu của họ vẫn không thay đổi là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa quân đội, tiến tới xóa
bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Họ tấn công, phủ định, xuyên tạc học thuyết Mác -
Lênin, đưa ra các luận điệu cổ vũ cho bạo lực, chiến tranh; phủ định tư tưởng Hồ
Chí Minh; phủ nhận vai trò và thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra, họ còn bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước với nhiều thủ đoạn tinh vi; chống
phá chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Phương
thức chống phá của họ chủ yếu là sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, đặc
biệt là xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong
nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam…
Họ sử dụng internet và truyền thông xã hội để chống phá; lợi dụng những hạn chế
trong quản lý nhà nước để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc đường lối;
tổ chức các hội thảo đòi xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử… Cách làm
của họ âm thầm và lâu dài nhưng tác hại thực sự rất khó lường. Ngang ngược hơn,
họ còn đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013, đòi đa đảng; phá bỏ nguyên tắc tổ chức
và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; vu cáo Đảng chiếm
quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán, đảng trị”; đối lập Đảng
với Nhà nước và đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân...
Bên
cạnh đó, các thế lực thù địch còn lôi kéo, kích động một bộ phận người dân và cả
một số cán bộ hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vào các mục đích sai trái, bất
hợp pháp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Đây cũng là những vấn đề cần được nhận diện đầy đủ để có biện pháp, phương hướng
xử lý, đấu tranh phù hợp, hiệu quả(3).
2.2.
Thực trạng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Trong
những năm qua, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu phá hoại của
các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng
cố và tăng cường niềm của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều hạn chế như: chưa đa dạng hóa các hình thức thông tin, chất lượng thông
tin chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của người dân; chưa tích cực, chủ động đấu
tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; chưa phát huy vai
trò giám sát, phản biện của các cơ quan báo chí, đấu tranh chống tiêu cực, tham
nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội...
Chưa
hoàn toàn chủ động định hướng, cung cấp kịp thời để làm chủ thông tin, lấy
thông tin tích cực, chính thống đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, bịa
đặt, vu cáo, phản động trên mạng xã hội, internet. Việc khai thác, phát triển
những tiện ích, lợi thế của thông tin điện tử, mạng xã hội… còn hạn chế. Việc
giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại chưa được quan tâm đúng mức; chưa làm tốt việc dự báo, định hướng để
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Công tác tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh Việt Nam ổn định và phát triển, nâng cao uy tín, vị thế và ảnh hưởng của
Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế còn hạn chế. Việc kết hợp đưa thông
tin ra nước ngoài và thông tin chính thống từ thế giới vào Việt Nam chưa chặt
chẽ, hiệu quả; do đó chưa hạn chế được nhiều tác động tiêu cực của những thông
tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch.
Chưa
phát triển nhanh, mạnh, vững chắc với cơ cấu, quy mô hợp lý các loại hình thông
tin theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, phù hợp xu thế
phát triển khoa học và công nghệ, thông tin, truyền thông thế giới, đáp ứng quyền
tiếp cận thông tin của nhân dân, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, ngang tầm khu vực và thế giới… Vẫn còn tình trạng thông tin thiếu cân
đối, chưa đảm bảo sự đồng đều về phân bố và khoảng cách hưởng thụ thông tin của
nhân dân giữa các vùng, miền.
NHB - H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét