Pages - Menu

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Đáng tiếc thay cho thân phận của Bùi Tín

Mới đây, Bùi Tín viết một bài đăng trên Blog VOA nhận định bừa bãi rằng chủ nghĩa xã hội là một khái niệm ảo, không có thật, tin vào khái niệm này là một sự ngây thơ, ngốc nghếch”. Để chứng minh cho quan điểm của mình, Bùi Tín cho rằng ở Việt Nam chữ: “xã hội chủ nghĩa” được xuất hiện hàng ngày, bất cứ ở đâu, với mật độ dày đặc nhất, trên các văn kiện, báo chí, truyền thanh, truyền hình, diễn văn, thông báo, khẩu hiệu tuyên truyền… Từ đó, cho rằng, “chủ nghĩa xã hội” được nhắc đến ở Việt Nam chỉ là “một khái niệm ảo, không có thật, không một ai nhìn thấy và cảm thấy”.


Kết luận trên cho thấy, vì động cơ chính trị, vì thủ đoạn đổi trắng thay đen mà Bùi Tín đã tự biến mình thành một kẻ ngây thơ về chính trị và không kém phần ngốc nghếch, thậm chí ngốc nghếch đến thảm hại. Thực tiễn lịch sử tồn tại của chủ nghĩa xã hội với tính cách là một học thuyết và một xã hội hiện thực đã cho thấy: Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống, có vai trò quyết định đến sự vận động, phát triển của xã hội loài người. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã đóng vai trò quyết định trong đánh bại chủ nghĩa phát xít, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đã được khẳng định với nhiều vấn đề về chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội mà chủ nghĩa tư bản không thể làm được. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành mục tiêu phấn đấu, vẫn là khát vọng vươn tới của nhân dân nhiều nước trên thế giới. Mặc dù, cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX một số nước xã hội chủ nghĩa ở theo mô hình Xô viết ở Liên Xô tan rã do những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm của Đảng Cộng sản, nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại, các nước xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục kiên định mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa, đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của xã hội, vị thế, uy tín của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam tiếp tục được khẳng định và nâng lên. Sức sống của chủ nghĩa xã hội tiếp tục được khẳng định trong thời đại ngày nay.

Ở Việt Nam, chủ nghĩa xã hội không phải chỉ là mấy chữ “vô hồn” như Bùi Tín nói. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội đã hiện hữu từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay đã phủ nhận những nhận định phản động trên đây của Bùi Tín. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là kết quả của quá trình từng bước hiện thực hóa đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang biểu hiện sinh động trong đời sống xã hội mà bất kỳ người dân Việt Nam nào hay khách du lịch nào đến Việt Nam đều nhận thấy.
Trong bài viết này, Bùi Tín còn ca ngợi các nước tư bản rằng: “các Đảng xã hội và Đảng dân chủ xã hội cầm quyền tham gia liên minh cầm quyền đã thực hiện rất tốt các chính sách xã hội đối với nhân dân ở các nước đó, người dân, đặc biệt dân nghèo được quan tâm chu đáo trên mọi phương diện”. Bùi Tín muốn chứng minh sự tốt đẹp của chủ nghĩa tư bản, ưu việt hơn so với chủ nghĩa xã hội. Sự so sánh đó rất khập khiễng, mặt khác nó còn cho thấy sự sao chép và cắt dán tư tưởng của C.Mác về chủ nghĩa xã hội của Bùi Tín. Điều đó cũng nói lên rằng bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa là có thật, dựa trên những luận cứ khoa học không thể bác bỏ, đến mức các đảng xã hội, các đảng dân chủ xã hội ở các nước tư bản phát triển phải nghiên cứu chủ nghĩa Mác và làm theo chủ nghĩa Mác – điều không thể tìm thấy trong hệ thống lý luận tư sản để mong sao xóa mờ đi cái khuyết tật không thể khắc phục nổi của chế độ tư bản.

Để biện luận cho quan điểm của mình về chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam, là một khái niệm ảo, Bùi Tín đã mượn lời của một số học giả phương Tây như Bertrand Jacquillet (Pháp), Jamjes Galbraith ( Hoa Kỳ) trên báo le Monde (8/2016) gọi đó là “chế độ tư bản đặc thù”, mà  Bùi Tín đính chính, làm rõ hơn, chính xác hơn đó là “chủ nghĩa tư bản thú tính” (le cappitalisme predateur), nghĩa đen là “chủ nghĩa tư bản ăn thịt nhau.” Hóa ra từ xưa đến giờ chủ nghĩa tư bản vẫn đang tìm cách che đậy bản chất xấu xa, man rợ của mình bằng những vỏ bọc mỹ miều mà thôi.
Đúng là “dấu đầu hở đuôi”, ý đồ của Bùi Tín là muốn phủ nhận sạch trơn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, ca ngợi hết lời chủ nghĩa tư bản nhưng do tư duy của Bùi Tín đã bắt đầu lẩm cẩm, nên càng nói lại càng thấy Bùi Tín ngây thơ và ngốc nghếch, phải mượn câu nói của mấy tay phóng viên nước ngoài để thay cho ý kiến của cá nhân, qua đó càng thấy sự trơ trẽn của Bùi Tín đến mức nào. Mọi người cảm thấy ngượng thay cho Bùi Tín và thật đáng tiếc cho thân phận một kiếp người sống dặt dẹo nơi đất khách, quê người. Thật sự lấy làm tiếc cho Bùi Tín.
 Theo nhanvanviet.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét