Một sự
thật hiển nhiên đã trở thành chân lý, đó là: Các quốc gia đều bình đẳng về chủ
quyền và công việc nội bộ của mỗi quốc gia phải do quốc gia ấy tự quyết định,
không thể có quốc gia nào đó tự coi mô hình phát triển kinh tế, chính trị, xã
hội, dân chủ của mình là khuôn mẫu rồi đem áp đặt lên các quốc gia khác.Việc thế lực thù địch, phản động lợi
dụng dân chủ, nhân quyền vu khống Đảng và Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân
quyền, vi phạm quyền tự do tôn giáo để áp đặt, can thiệp vào công việc nội bộ
của nước ta là sự vi phạm trắng trợn quyền bình đẳng, quyền tự quyết của dân
tộc ta. Những
hoạt động nói trên của các
thế lực thù địch, phản
động chẳng qua chỉ là trò bịa đặt, “bóp méo sự thật”.
Hành động của chúng chẳng lừa được ai, chắc chắn sẽ bị lên án, bác bỏ.
Thực tiễn chứng minh: Lập trường, quan điểm và quá trình thực thi các vấn đề tự
do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đã được thể hiện đúng đắn, rõ ràng và hiệu
quả trên thực tế. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhấn mạnh: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đồng thời Người
cũng khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và thực sự
đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất
cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc
lập ấy”. Chân lý này đã khẳng định khát vọng và mục tiêu xuyên suốt của cách
mạng mà nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặt
khác, trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân chủ không tách rời
quan niệm “Dân là gốc”, “Dân là chủ”, “Nước ta là nước dân chủ” nhằm khẳng định
vai trò là chủ của nhân dân, xác định vị thế, tư cách chủ thể xã hội của nhân
dân.
Lịch sử đã ghi nhận, ngay sau
khi cách mạng Tháng 8/1945 thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước ta đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc
hội; thành lập chính phủ; xây dựng và ban hành hiến pháp (1946) hình thành cơ
sở chính trị, pháp lý cho Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân trong đó các quyền công dân và quyền con người của nhân dân ta được
tôn trọng, thực thi và bảo vệ. Tinh thần này tiếp tục được khẳng định trong
Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp 2013. Điều (2) trong Hiến
pháp 2013 khẳng định: “Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân”; Điều (3) khẳng định: “Nhà nước ta bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân”; Điều (14) khẳng định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật”, đã thể hiện sự tiến bộ rõ nét trong nhận thức và thực thi về quyền con
người ở nước ta. Đồng thời, Việt Nam đã tự nguyện ra nhập nhiều công ước về
Luật Nhân đạo quốc tế như: Năm 1957 nước ta gia nhập “Công ước Giơ-ne-vơ về bảo
vệ thường dân trong chiến tranh”; Năm 1957 nước ta gia nhập “Công ước Giơ-ne-vơ
về đối xử với tù nhân trong chiến tranh”; Năm 1966 nước ta gia nhập “Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị”; Năm 1966 nước ta gia nhập “Công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá”... về nội dung những Công ước
này cũng mang tính nhân quyền.
Như vậy, có thể khẳng định vấn đề dân chủ,
nhân quyền chính là mục tiêu, động lực xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta ngay từ
những ngày đầu đấu tranh giành độc lập dân tộc cho đến công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước hiện nay. Điều này được thể hiện ở chân lý “Không có gì quý
hơn độc lập, tự do”; trong mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” và mục tiêu “Dân tộc thì độc lập; dân quyền thì tự do; dân sinh thì hạnh
phúc”. Chính cộng đồng quốc tế đã ghi nhận
đối với những thành tựu của Việt Nam đã đạt được
trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tự do tín
ngưỡng... trong nhiều năm qua. Trong hầu hết các khuôn khổ đối thoại và hợp tác
về quyền con người, về dân chủ, nhân quyền cả song phương lẫn đa phương, các
nước và các đối tác quốc tế đều bày tỏ ghi nhận đối với những thành tựu Việt
Nam đã đạt được, nhất là trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh
lương thực, an sinh xã hội, thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp
quốc.
Nhìn lại những thành tựu của Việt Nam trong
lĩnh vực bảo đảm dân chủ, nhân quyền, chúng ta có thể khẳng định rằng, đó là
những thành tựu to lớn, không thể phủ nhận được. Những “phát biểu”, “điều trần”
của cá nhân này, tổ chức nọ nhằm bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt
Nam chỉ là những tiếng nói lạc lõng, xa lạ với cộng đồng quốc tế. Nó đã, đang
và tiếp tục bị cộng đồng quốc tế vạch trần, lên án.
Trong tình
hình hiện nay, các thế lực thù địch, phản động vẫn đang ráo riết thực hiện âm
mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, chúng triệt để lợi dụng các
chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, trong
bối cảnh mới của sự hợp tác và giao lưu quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, thì sự chống phá của chúng ngày càng trở lên nguy hiểm, việc đấu
tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch lợi
dụng “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá nước ta trên mạng xã hội càng
trở lên khó khăn, phức tạp hơn. Để giành thắng trong cuộc đấu
tranh này, vấn đề cơ bản quyết định là toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
phải nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phải
có quyết tâm cao trong đấu tranh, kiên quyết làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi
dụng “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét