(giữ trọn lời thề) - Trong quá trình bảo vệ, phát triển và hiện thực hóa tư tưởng
khoa học của Mác- Ăng-ghen, V.I.Lê-nin đó nêu lên một kiểu mẫu về sự kiên định
nguyên tắc tính đảng mác-xít trong mọi hoạt động lý luận và thực tiễn, đặc biệt
là trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều và những khuynh hướng cơ hội,
xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Giờ đây, trước những
diễn biến phức tạp của tỡnh hỡnh, cuộc đấu tranh trên bỡnh diện lý luận và tư
tưởng trở nên rất gay gắt, thực sự chiếm vị trí hàng đầu trong đấu tranh giai
cấp, đồng thời xuất hiện nhiều trào lưu cơ hội, xét lại dưới nhiều màu sắc rất
phức tạp. Trong bối cảnh lịch sử đó, đối với chúng ta, những tư tưởng của
V.I.Lê-nin về chủ nghĩa cơ hội và đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội không những
vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, mà cũn cú ý nghĩa lỹ luận và thực tiễn quan
trọng.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát
triển tương đối ổn định và hoà bình, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp
vô sản không gay gắt như trước nữa. Phong trào công nhân phát triển theo bề
rộng và có xu hướng thiên về đấu tranh nghị trường trong điều kiện cùng tồn tại
hoà bình với giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản lợi dụng điều kiện hoàn cảnh đó
để tìm mọi cách lũng đoạn phong trào công nhân. Đó cũng là điều kiện thuận lợi
để chủ nghĩa cơ hội ra đời và phát triển nhanh chóng trong phong trào công
nhân. Do sự phát triển của phong trào công nhân có nhiều chính đảng của giai
cấp công nhân được thành lập như ở Đức, Anh, Pháp. Các đảng ra đời vẫn thiên về
đấu tranh nghị trường. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của phong trào
công nhân và Quốc tế I được thành lập năm 1864 và kết thúc hoạt động năm 1876.
Tiếp theo là Quốc tế II được thành lập năm 1889 ở Paris. Trong giai đoạn đầu
khi Ăng ghen còn sống và lãnh đạo (1889-1895) đã kiên quyết đấu tranh chống xu
hướng cải lương, thỏa hiệp, cơ hội và kiên trì bảo vệ chủ nghĩa Mác, cho nên
Quốc tế II hoạt động ổn định. Nhưng sau khi Ăng ghen mất 1895, ban lãnh đạo
Quốc tế II đã rơi vào tay chủ nghĩa cơ hội, các phần tử cơ hội chiếm phần lớn
trong ban lãnh đạo Quốc tế II, chúng câu kết với nhau chống lại chủ nghĩa Mác,
lũng đoạn phong trào công nhân mưu toan biến Đảng dân chủ xã hội ở Tây Âu thành
các Đảng cơ hội cải lương và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cũng
theo chiều hướng cải lương. Điều đó làm cho phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế bị phân hoá sâu sắc chia thành các trào lưu tư tưởng khác nhau.
Trào lưu cơ hội cánh hữu đại biểu là Bécstanh đứng đầu chúng
công khai đòi xét lại chủ nghĩa Mác một cách toàn diện. Chúng phủ nhận cách
mạng vô sản, chuyên chính vô sản, cho rằng chủ nghĩa Mác là một học thuyết giáo
điều và đã lạc hậu. Thực chất là phủ nhận chủ nghĩa Mác. Trào lưu phái giữa đại
biểu là Cauxky đây chính là chủ nghĩa cơ hội dấu mặt, họ khoác áo chủ nghĩa Mác
nhưng chống lại chủ nghĩa Mác. Tư tưởng của họ là thoả hiệp cải lương phục vụ
lợi ích của giai cấp tư sản. Nhưng còn một phái tả do V.I.Lê nin đứng đầu kiên
trì đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác.
Đối với nước Nga vào cuối thế kỷ XIX dưới chế độ Nga hoàng,
bước vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Nhất là từ năm 1881 khi Nga
Hoàng bãi bỏ chế độ nông nô đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
nhanh chóng ở Nga, làm cho giai cấp công nhân phát triển mạnh. Phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga diễn ra rất mạnh mẽ.
Nhưng những cuộc đấu tranh đó đều bị Nga Hoàng thẳng tay đàn áp dã man, nên các
cuộc đấu tranh đó đều thất bại. Vì chưa có lý luận soi đường và chưa có lãnh tụ
chính trị lãnh đạo phong trào cách mạng. Mặc dù vậy nhưng phong trào công nhân
vẫn không ngừng phát triển, đến đầu thế kỷ XX nước Nga đã trở thành trung tâm
cách mạng của thế giới. Nhiệm vụ cách mạng xã hội trực tiếp đặt ra ở nước Nga
là phải có một chính đảng cách mạng để lãnh đạo phong trào cách mạng.
Thực tế do ảnh hưởng của Quốc tế II và sự phát triển của
phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác được truyền bá vào nước Nga dẫn đến một loạt
các tổ chức Mác xít ra đời. Năm 1883 nhóm “Giải phóng lao động” do Plê Kha nốp
lãnh đạo được thành lập ở Thuỵ sĩ, nhóm này đã tích cực dịch và truyền bá lý
luận Mác vào Nga. Vai trò tích cực của họ là tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác
vào Nga để nâng cao trình độ nhận thức giác ngộ công nhân và nhân dân lao động
ở Nga và đánh một đòn mạnh và phái “dân tuý”. Nhưng hạn chế của họ là chỉ dừng
lại dịch sách và truyền bá đơn thuần, không gắn bó với giai cấp công nhân Nga,
không đả động gì đến vai trò của giai cấp nông dân, chưa kết hợp chủ nghĩa xã
hội khoa học với phong trào công nhân.
Từ tình hình đó đặt ra cho V.I.Lê nin và những người bạn của
ông là phải truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga để tiến tới
thành lập chính đảng cách mạng ở Nga. Năm 1895 tại Pêtécbua, V.I.Lê nin đã
thống nhất các tổ chức của công nhân và lấy tên “Hội liên hiệp giải phóng giai
cấp công nhân”. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng cách mạng dựa vào phong trào
công nhân. Nhưng không được bao lâu, tổ chức này bị Chính phủ Nga Hoàng đàn áp.
V.I.Lê nin và những người lãnh đạo của Hội bị bắt đưa đi đầy ở Xibêri. Ban lãnh
đạo mới của Hội được thành lập do Máctưnốp đứng đầu, thực chất họ là phái kinh
tế, quan điểm của họ đối lập hoàn toàn với V.I.Lê nin.Với đường lối chính trị
sai lầm, cơ hội cải lương, chủ trương của họ là đấu tranh kinh tế, phủ nhận đấu
tranh chính trị. V.I.Lê nin cho rằng phái kinh tế là trung tâm của chính sách
thoả hiệp và chủ nghĩa cơ hội. Cho nên muốn thành lập chính đảng của giai cấp
công nhân phải đánh bại phái kinh tế.
Năm 1898 một nhóm Mác xít đã tiến hành đại hội lần thứ nhất
của Đảng dân chủ xã hội Nga, tuyên bố thành lập Đảng bầu ra được ban chấp hành
Trung ương, nhưng không thông qua được cương lĩnh và điều lệ. Đại hội vừa kết
thúc thì Ban chấp hành Trung ương bị bắt. Cho nên các tổ chức Mác xít và phong
trào công nhân Nga rơi vào tình trạng dao động về tư tưởng, phân tán về tổ
chức. Trong khi đó phái kinh tế lại chiếm số đông trong các ban chấp hành ở địa
phương và có tờ báo riêng để tuyên truyền những quan điểm cơ hội, xét lại, làm
cho Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga khủng hoảng trầm trọng, phong trào công
nhân phát triển theo chiều hướng cải lương, chủ nghĩa Mác đang bị đe dọa.
Từ những lý do đó V.I.Lê nin đã có quan điểm dứt khoát là phải chống những tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội. Tư tưởng đó của V.I.Lê nin được tập trung viết trong các tác phẩm: "Những người bạn dân...", "Làm gì?" "Một bước tiến, hai bước lùi"...
Từ những lý do đó V.I.Lê nin đã có quan điểm dứt khoát là phải chống những tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội. Tư tưởng đó của V.I.Lê nin được tập trung viết trong các tác phẩm: "Những người bạn dân...", "Làm gì?" "Một bước tiến, hai bước lùi"...
Dương Thanh (Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét