Nghị quyết
Trung ương 4 (Khóa XII) của có một số giải pháp mới, mạnh mẽ, quyết liệt
như: Đổi mới và bắt buộc học tập lý luận chính trị; cam kết rèn luyện giữ gìn
phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
cơ chế kiểm soát quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đề cao pháp
luật của Nhà nước, công khai kết quả xử lý vi phạm;... Trong đó đáng chú ý là
Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống với 27 biểu
hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây cũng là nội dung để lại ấn tượng sâu đậm cho
quần chúng và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Bởi thứ nhất, đây là vấn đề đã và
đang tồn tại phổ biến nhưng chưa được nhận diện rõ ràng và cụ thể. Thứ hai,
những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn là để làm “tấm
gương chung” giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình; làm cơ sở để đóng góp ý
kiến cho người khác và làm căn cứ để xử lý đối với những tập thể, cá nhân vi
phạm. Thứ ba, những biểu hiện này cũng là căn cứ để góp phần xây dựng tiêu
chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị,
phẩm chất về đạo đức, lối sống phù hợp với yêu cầu cao của sự nghiệp cách mạng
đang đòi hỏi.
Theo Nghị
quyết Trung ương 4 “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là nói tới sự
suy thoái, thay đổi quan điểm, lập trường tư tưởng chính trị ở một bộ phận cán
bộ, đảng viên từ thái cực này sang thái cực khác mà hậu quả nó gây ra hết sức
nguy hiểm, phá hoại sự đoàn kết, thống nhất, nền tảng tư tưởng, cương lĩnh,
đường lối của Đảng, làm mục ruỗng Đảng từ bên trong, dẫn đến chuyển hóa chế độ.
Biểu hiện trước hết của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là sự hoang mang, dao
động về tư tưởng chính trị, sự hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, tính
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta. Tiếp đến là chủ động hơn trong tiếp nhận những
thông tin trái chiều, thu thập tin tức nội bộ, công khai luận điệu chống đối,
phản động và những tiêu cực trong đời sống xã hội; đồng thời, câu kết, tiếp tay
cho các phần tử thù địch từ bên ngoài để chống phá cách mạng Việt Nam. Ở mức
cao hơn, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bộc lộ rõ tư tưởng phản động, chống
đối, thách thức với pháp luật và hệ thống chính trị; xây dựng và phát tán những
“thư ngỏ”, “tâm thư”, “kiến nghị”; tập hợp, thành lập những “hội”, “đoàn” độc
lập, tổ chức chính trị đối lập với Đảng và hệ thống chính trị trong xã hội Việt
Nam.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xuất hiện khi nào? Như chúng
ta đã biết “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thường xuất hiện khi cách mạng nước
ta có những “bước ngoặt”, tình hình thế giới, trong nước diễn biến phức tạp,
nhiều khó khăn, thách thức; tình trạng mất dân chủ, tệ quan liêu, nạn tham
nhũng, lãng phí, sự phân hóa giàu nghèo… dẫn tới sự bất mãn, bất bình trong xã
hội; sự kích động, chia rẽ, lôi kéo, mua chuộc, “hà hơi tiếp sức” của các thế
lực thù địch, phản động v.v. Song, trước hết và chủ yếu là do nguyên nhân chủ
quan từ chính bản thân những cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng chính trị
không vững vàng; thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống, có biểu hiện
chạy chức, chạy quyền, tranh giành, kèn cựa địa vị, tham nhũng, sách nhiễu nhân
dân, vi phạm pháp luật, kỷ luật của quân đội v.v.
Lực lượng vũ trang nói
chung, quân đội nói riêng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã và đang diễn biến
hết sức phức tạp và nguy hiểm. Bởi lẽ, quân đội là một bộ phận của xã hội, là
lực lượng chính trị, đội quân chiến đấu tin cậy và trung thành tuyệt đối của
Đảng, Nhà nước và nhân dân. Do đó, với mục đích chống phá Đảng, thay đổi chế
độ, thời gian qua, các thế lực thù địch đã và đang tập trung thực hiện âm mưu
“phi chính trị hóa quân đội”, chia rẽ quân đội với Đảng, quân đội với công an
và tìm cách bóp méo hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ. Chúng sử dụng mọi biện pháp cả
về lý luận, tư tưởng lẫn hành động hòng làm thay đổi bản chất chính trị của
quân đội, tìm mọi cách tuyên truyền, phủ nhận học thuyết Mác – Lê-nin về giai
cấp và đấu tranh giai cấp; xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự, an ninh;
đường lối, quan điểm quân sự, an ninh của Đảng; phát tán tài liệu, tung ra các
luận điệu xuyên tạc bản chất, truyền thống, nội bộ quân đội, cùng mối quan hệ
giữa lực lượng vũ trang với nhân dân và các cơ quan đảng, nhà nước. Thực tế
trong quân đội hiện nay cũng còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên vi phạm
về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; có biểu
hiện ngại khó, ngại khổ, thiếu rèn luyện, tu dưỡng và học tập, nhất là học tập
nghị quyết Đảng các cấp... đã và đang là cơ sở cho những luận điệu xuyên tạc
của kẻ thù. Nếu không có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, đây sẽ là
mảnh đất màu mỡ để xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phát triển.
Như
vậy chúng ta có thể thấy rằng“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là mối nguy cơ lớn
đối với sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ cần phải đấu tranh, ngăn chặn
ngay lập tức. Như
Chủ tịch nước Trần
Đại Quang đã yêu cầu: “Lực lượng vũ trang phải là lực lượng tiên phong trong
đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và các biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Để nâng cao hiệu quả phòng, chống khuynh hướng “phi chính trị hóa”
trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ
chức đảng trong quân đội; vạch trần và chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch hòng làm quân đội ta “tự diễn biến” theo khuynh hướng “phi chính
trị hóa”. Đồng thời phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ,
đảng viên quân đội phải được thực hiện bằng hệ thống giải pháp đồng bộ cả về
chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Để
ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, mỗi cán bộ, đảng viên công tác trong lực lượng vũ trang, chúng ta phải
thường xuyên quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa
XII). Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của Nghị quyết với
việc đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch. Nhận diện rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống diễn ra ở cán bộ, đảng viên trong đơn vị, trong công tác và thực hiện
nhiệm vụ thường xuyên. Thấy được sự nguy hiểm của “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, tới việc
xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện. Từ đó đề cao
quyết tâm, ý thức trách nhiệm của bản thân, dám nói, dám làm và dám đấu tranh
với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chi bộ, đơn bị
cũng như ngay trong chính bản thân mỗi người. Không ngừng nâng cao khả năng
“miễn dịch” trước sự tác động, cám dỗ của cơ chế thị trường, của những thông
tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, hay những tiêu cực trong công việc và
đời sống xã hội. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, phê phán những biểu hiện mơ
hồ, mất cảnh giác, không thể hiện rõ lập trường, quan điểm trước những hành vi
tiêu cực, hoặc những biểu hiện thờ ơ, không dám đấu tranh với sự suy thoái “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”,… Ngoài ra, mỗi chúng ta phải gắn việc thực hiện Nghị
quyết Trung 4 với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Quy định về
những điều đảng viên không được làm, tạo sức mạnh tổng hợp giữa cá nhân và các
tổ chức để ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ.
Trong
sinh hoạt, công tác chúng ta phải luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê
bình, nhất là kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2016 gắn với Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng. Chúng ta chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm
của cán bộ, đảng viên để có phương hướng phấn đấu rèn luyện về chính trị, đạo
đức, lối sống và năng lực công tác. Tích cực tham gia đóng góp vào nghị quyết
chi bộ, đề xuất những quy định tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể
nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh. Phê
phán tình trạng bình quân chủ nghĩa, thấy sai không đấu tranh, đúng không bảo
vệ. Cùng với đó, thường xuyên nhân rộng điển hình tiên tiến, biểu dương, nêu
gương người tốt, việc tốt trong bộ môn, khoa để tạo sức lan tỏa tích cực trong
toàn khoa.
Bên
cạch đó, chủ động cập nhật, lựa chọn những thông tin, nội dung theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) để tuyên truyền tời quần chúng, nhân dân góp
phần tuyên truyền Nghị quyết của Đảng. Tích cực tuyên truyền vận động gia đình,
nhân dân nơi sinh sống, nơi đóng quân thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4
(Khóa XII), tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng, không vô tình hay cố ý tiếp tay
cho các thế lực thù địch. Hiểu rõ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo tình
thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) là vấn đề cấp bách đối với mỗi cán bộ,
đảng viên, giúp chúng ta tự biết bảo vệ ta./.
HoangQuocHuy-SPQS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét