Việt
Nam là nước đa tôn giáo, mỗi tôn giáo nguồn gốc, đặc điểm và sự phát triển có
khác nhau, nhưng nhìn chung các tôn giáo luôn có tinh thần bao dung, đoàn kết,
gắn bó trong đại gia đình các dân tộc, tôn giáo Việt Nam. Cộng đồng các tôn
giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, hòa chung cùng niềm vui và nỗi đau
của dân tộc trong những thời khắc lịch sử, góp phần phát triển và làm rạng rỡ
nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Nhiều chức sắc tôn giáo,
tăng ni, phật tử đã làm tốt việc đạo, việc đời, hướng dẫn tín đồ chấp hành đúng
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống
“tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước” được ghi nhận và tôn vinh.
Đảng và
Nhà nước ta khẳng định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã
hội mới”; trên cơ sở đó, thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức
tôn giáo sinh hoạt theo hệ thống giáo lý, giáo luật và quy định của pháp luật
Việt Nam. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành
vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật. Chính
sách tôn giáo đúng đắn đó đã có tác dụng cổ vũ, động viên đồng bào theo đạo và
các chức sắc tôn giáo phấn khởi, chung sức, chung lòng làm tròn nghĩa vụ, trách
nhiệm công dân đối với Tổ quốc.
Tuy nhiên,
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường chống phá sự
nghiệp cách mạng nước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm,
xảo quyệt. Đặc biệt là chúng lợi dụng vấn đề lợi dụng vấn đề “tôn giáo” được
chúng sử dụng như một vũ khí đặc biệt quan trọng để xuyên tạc, vu khống, kích
động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn định chính
trị-xã hội, tiến tới chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phương thức
hoạt động chủ yếu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị là kích động tâm
lý mặc cảm, tư tưởng chống đối, hậu thuẫn về vật chất, tinh thần đối với những
phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong các tôn giáo; thúc đẩy thành lập các
hội đoàn trái pháp luật trong xứ đạo để thách thức, chống phá chính quyền, kích
động mâu thuẫn, tập hợp lực lượng, tổ chức biểu tình, gây rối trật tự, mất ổn
định an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn...
Đáng chú
ý, thời gian qua, lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành xã
hội của chính quyền các cấp về vấn đề đầu tư, ô nhiễm môi trường, giải phóng
mặt bằng, đền bù giải tỏa, … các phần tử cực đoan trong tôn giáo nói chung,
công giáo nói riêng, ra sức “bới lông, tìm vết”, tổ chức các hoạt động vi phạm
pháp luật Nhà nước, trái với giáo lý tôn giáo. Lợi dụng chính sách tự do tín
ngưỡng, tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và được sự tiếp tay của các thế
lực phản động bên ngoài, những kẻ cực đoan đội lốt tôn giáo kêu gọi, kích động
giáo dân tụ tập, biểu tình, tuần hành, gây rối, tấn công người thi hành công
vụ, đập phá phương tiện, cản trở hoạt động giao thông, gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Khi chính quyền thực thi chức trách theo
quyền hạn thì chúng vu cáo cơ quan chức năng “đàn áp, bắt giữ và đánh đập”
người tham gia biểu tình; tán phát trên mạng xã hội “Thư ngỏ”, “Bản lên tiếng”,
“Kháng thư”,… với nội dung vu cáo chính quyền bao che cho Formosa, “đàn áp,
đánh đập” những người đi khiếu kiện đòi quyền lợi, kêu gọi người dân khởi kiện
Formosa ra Tòa án hình sự quốc tế,… Sự chống phá quyết liệt của những kẻ cực
đoan trong tôn giáo cùng sự “hà hơi, tiếp sức” của các thế lực thù địch bên
ngoài nguy hiểm ở chỗ làm cho một số người “nhẹ dạ cả tin” trong bà con giáo
dân lầm tưởng rằng việc làm đó là đi theo “tiếng gọi của Chúa” mang phúc lộc
cho các con chiên ngoan đạo để rồi nghe lời xúi giục kích động của họ tham gia
tụ tập, biểu tình, gây rối vi phạm pháp luật.
Chúng ta
đều biết, đã gần một năm trôi qua, sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do
Formosa gây ra là một thảm họa lớn nhất xảy ra tại Việt Nam từ trước đến nay.
Để khắc phục hậu quả đó, Đảng, Chính phủ, các ban ngành Trung ương và cấp ủy,
chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt bằng các giải
pháp đồng bộ nhằm sớm ổn định cuộc sống và lao động của bà con ngư dân các tỉnh
miền Trung. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về mức bồi thường thiệt
hại cho bà con ngư dân tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên
- Huế bị thiệt hại vì sự cố môi trường biển. Các địa phương trong diện được đền
bù đã thành lập ban quản lý, điều hành cấp phát cho bà con theo các nhóm đối
tượng; Quy chế Dân chủ ở cơ sở được phát huy; những nơi làm chưa đúng được phát
hiện và chấn chỉnh kịp thời. Đến nay, hầu hết những người bị thiệt hại đã được
đền bù và đều hài lòng, phấn khởi trước sự quan tâm hỗ trợ thỏa đáng của Đảng,
Nhà nước và chính quyền các cấp, tạo niềm tin vững chắc để họ tiếp tục yên tâm
bám biển, vươn khơi đánh bắt hải sản, cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thực tế là vậy, nhưng các thế lực phản động, phần tử
cực đoan trong tôn giáo không những không thừa nhận, mà còn cố tình lờ đi như
người không có mắt, hơn thế còn ra sức xuyên tạc, bịa đặt, “bóp méo sự thật”,
“đổi trắng thay đen” về những gì đang diễn ra trên mảnh đất này.
Chúng ta
hãy cảnh giác, chủ động và tích cực đấu tranh lật tẩy những mưu đồ đen tối,
những kẻ đeo mặt nạ trá hình đội lốt tôn giáo trước ánh sáng công lý và pháp
luật. Đó là việc cần làm nhất thiết phải làm của tất cả những người Việt Nam yêu
nước chân chính.
CanDinhGiang-SPQS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét