Lợi
dụng những dư luận trái chiều liên quan đến bộ sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ
giáo dục, ngày 9/9, linh mục Phan Đình Giáo, quản xứ Cẩm Trường, xã Quỳnh Yên,
huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã đe dọa hiệu trưởng các trường tiểu học tại địa
phương yêu cầu bỏ chương trình Công nghệ giáo dục ra khỏi chương trình dạy; nếu
không sẽ lệnh cho học sinh giáo dân nghỉ học. Đồng thời, vị Linh mục này đã
lệnh cho các gia đình có con đang theo học lớp 1 không được đến trường đi học
để phản đối. Sáng 10/9, đã có 120/127 em học sinh nghỉ học theo lệnh của cha xứ
vì sợ lời đe dọa không được phép đến Nhà thờ làm lễ.
Xung
quanh câu chuyện “tròn, tam giác, vuông” của bộ sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ
giáo dục, không ít dư luận lên tiếng phản đối với những lời lẽ phản đối GS Hồ
Ngọc Đại, đòi “trả lại sự trong sáng cho Tiếng Việt”; nhiều anh hùng bàn phím
chế video, clip, sáng tạo những câu chuyện mà trong đó lời thoại là những hình
tròn, tam giác, vuông… và coi đó như một trào lưu tiêu khiển để chế giễu thứ mà
chính họ cũng chưa hiểu bản chất vấn đề. Đó chỉ là tiếng nói của một phần nhỏ
dư luận, và tất nhiên nó không phải lúc nào cũng đúng.
Trước
những ồn ào về tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục, Bộ Giáo dục &
Đào tạo đã chính thức lên tiếng. Theo đó, đây là kết quả nghiên cứu từ năm 1978
của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS Hồ Ngọc Đại thông qua các đề tài đã
được nghiên cứu và áp dụng vào dạy học ở Trường thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội.
Bộ GD&ĐT đã đồng ý cho các địa phương có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện
được áp dụng vào việc dạy học Tiếng Việt lớp 1, nhất là ở những vùng khó khăn
từ năm học 2008-2009 đến năm học 2016-2017 trên tinh thần tự nguyện của các địa
phương. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã đánh giá việc triển khai tài
liệu TV1-CNGD ở các địa phương đạt được hiệu quả khả quan thông qua kết quả
giáo dục học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên và đề xuất các giải pháp
để tiếp tục sử dụng hiệu quả tài liệu TV1-CNGD.
Sự
việc này không mới bởi lẽ theo Bộ GD&ĐT thì tài liệu này đã được thí điểm
trong chương trình giáo dục lớp 1 từ năm 1978, đến nay đã có 43 tỉnh áp dụng.
Riêng tại Nghệ An, đa số các trường Tiểu học đã áp dụng chương trình này 5 năm
trở lại đây và kết quả đem lại khá khả quan.
Như
vậy, việc Linh mục Phan Đình Giáo sử dụng thần quyền cha xứ để ép buộc các gia
đình không cho con đến lớp là hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em.
Giáo dục trẻ em là điều mà cả nước quan tâm, chương trình giáo dục dù có những
ưu, khuyết điểm thì đã có các nhà khoa học, cơ quan chuyên trách chịu trách
nhiệm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để phù hợp. Với vai trò là một linh mục quản
xứ, bản thân chưa hiểu được bản chất vấn đề, thì chưa đến lượt Linh mục Phan
Đình Giáo phản “lao tâm khổ tứ” về vấn đề này.
Hơn
nữa, việc đe dọa sử dụng thần uy của cha xứ để ép buộc bà con giáo dân làm theo
ý mình là việc làm đi ngược lại với lời răn của chúa. Việc làm này không nằm
ngoài mục đích cố tình làm phức tạp thêm tình hình, kích động tinh thần chống
đối lợi dụng những quan điểm trái chiều của dư luận.
Là
một linh mục quản xứ mà Phan Đình Giáo lại không biết con chiên mình đang cần
điều gì. Dường như những hành động của Linh mục này chỉ là một thói quen cố súy
cho các trào lưu trên mạng xã hội biến những đứa trẻ thơ ngây thành trò đùa,
làm công cụ để thể hiện thái độ chống đối của mình./.
Doãn Văn Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét