Nhân dân Việt Nam đã đi qua hai cuộc chiến
tranh để bảo vệ và giải phóng, thống nhất đất nước, mặc dù chiến tranh đã lùi
xa, xong những di chứng để lại là vô cùng to lớn, nên càng thấu hiểu thế nào là
tự do độc lập, thế nào là toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước ở Việt Nam do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo suốt 30 năm
qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Vị thế của đất nước
Việt Nam ngày càng được nâng cao, đời sống của gần 90 triệu người dân Việt Nam
ngày càng được cải thiện. Đảng ta, nhân dân ta luôn mong muốn một không khí hòa
bình để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, nhưng các thế lực thù
địch không để chúng ta yên. Vì vậy, việc nhận diện, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch là một nhiệm
vụ tất yếu, cần phải làm thật tốt. Để thực hiện được điều đó, cần nhận rõ các
dạng quan điểm sai trái, những luận điệu thù địch để có những đối sách phù hợp.
Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, làm tốt công tác tư tưởng
trong cán bộ, đảng viên và toàn dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức, giáo dục
hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động trong toàn xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - một thứ giặc
nội xâm nguy hại để giữ vững niềm tin của nhân dân, bảo vệ pháp luật, bảo vệ
Đảng, chế độ XHCN.
Đặc biệt trong thời gian gần đây lợi dụng sự
kiện chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, sau đó là việc tại Hội nghị Trung ương 8 đã biểu quyết giới thiệu
nhân sự bầu chủ tịch nước mới. Các thế lực thù địch thông qua các kênh phản
động như: VOV tiếng Việt; viet live; diễn đàn dân làm báo... Chúng ra sức nói
xấu, bôi nhọ nhằm kích động các tầng lớp nhân dân trong xã hội, gây mất lòng
tin nhân dân với Đảng, Nhà nước. Chúng thường xuyên
xuyên tạc chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, phủ
nhận thành tựu công cuộc đổi mới, lợi dụng những yếu kém để vu cáo chính
quyền... kích động những người dân thiếu hiểu biết, dân tộc thiểu số vào các
mục đích sai trái, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, chia
rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, đồng bào miền xuôi và miền ngược, giữa người
Kinh với đồng bào tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số, ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Bằng thủ đoạn chống phá tạo sự chuyển
hóa từ bên trong và bên trên, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản
động đã thành công trong việc xóa bỏ chế độ XHCN ở Liên Xô (trước đây) và một
số nước Đông Âu. Thực tế cho thấy, một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng
đó còn là do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… sự xa rời
mục tiêu lý tưởng của Đảng, sự vô nguyên tắc, mất dân chủ, xem thường luật pháp
Nhà nước; hiện tượng chia bè, kéo cánh, quan liêu, trục lợi, tranh quyền tranh
chức, đi ngược lại đường lối, chủ trương của Đảng trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên; sự thiếu tu dưỡng, học tập, rèn luyện hoặc tôn sùng lối sống thực
dụng, thích hưởng thụ, thu vén cá nhân hơn là cống hiến... Một khi tư tưởng
chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước bị chia rẽ, dẫn
đến nguy cơ tự sụp đổ của chế độ chính trị.
Từ những bài học của các quốc gia trên thế gới trong
thời gian vừa qua, để thực hiện mưu đồ chính trị chúng đã không từ một thủ đoạn
nào để chống phá, gây mâu thuẫn chia rẽ sắc tộc, tôn giáo, đảng phái ..., dẫn
đến đấu tranh, biểu tình kích động, bạo loạn và nội chiến. Điển hình như: Syria
cuộc nội chiến diễn ra từ 3/201, sau hàng loạt các cuộc biểu tình, kích động của
nhiều phe nhóm nổi dậy cho đến 15/3/2018 đánh dấu tròn 7 năm nổ ra cuộc nội chiến ở
Syria, cuộc xung đột chưa có hồi kết này đã lấy đi sinh mạng của hàng trăm
nghìn người, khiến hàng triệu người mất nhà ở, tàn phá.
Quốc
gia trung đông này đã trở thành một đống đổ nát hoang tàn trên nhiều
phương diện, ngay cả khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gần như đã bị đánh bại,
các cuộc giao tranh vẫn còn diễn ra ở nhiều khu vực trên đất nước; Ucraina Một
phong trào chính trị được gọi là 'Euromaidan'
đòi quan hệ ngoại giao gần gũi hơn với Liên minh châu Âu, và đòi ông Yanukovych
từ chức. Phong trào này cuối cùng đã thành công, mà đỉnh cao là cách mạng Ukraina năm 2014. Hậu quả đất
nước Ucraina chìm đắm trong hỗn loạn, nội chiến, đời sống nhân dân giảm sút, nền kinh
tế Ukraine hiện nay bị teo lại chỉ bằng 28% của năm 2014. Từ
con số 182 tỷ USD của năm 2014, GDP của Ukraine hiện đã tụt xuống mức 62 tỷ USD
(tính theo tỷ giá hiện nay của đồng hrivna). Trong năm 2013, mức lương trung
bình vào khoảng 410 USD một tháng, bây giờ sau cuộc biểu tình Maidan lật đổ
Tổng thống Viktor Yanukovich, mức lương tháng trung bình hiện ở mức 184 USD, lạm
phát (chính thức) đã tăng 61% so với năm trước, người lao động Ukraine
đang hưởng lương “theo tiêu chuẩn Châu Phi” sẽ phải đối mặt là những hóa đơn
thanh toán "tiêu chuẩn châu Âu”. Trong khi đó, các phương tiện truyền
thông phương Tây đang cố tô vẽ đất nước Ukraine bị chiến tranh tàn phá và đang
ở bên bờ vực phá sản chính là “một ví dụ tích cực” về sự can thiệp của Âu-Mỹ,
mà quên đi những hậu quả khủng khiếp của “cách mạng Maidan”;
Ngoài
ra còn rất nhiều quốc gia khác cũng chìm đắm trong nội chiến loạn lạc như Irac,
lybia.... Chính vì vậy việc sáng suốt nhận diện, không mơ hồ, không bị kẻ xấu lợi
dụng, xúi dục gây bất ổn tạo cơ hội cho các thế lực thù địch bên ngoài có điều
kiện nhúng tay can thiệp là một trong những việc làm hết sức quan trong trong
giai đoạn hiện nay, chúng ta không để bất
kỳ thế lực nào có thể phá hoại đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét