Trong
thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vô cùng thương tiếc trước sự
ra đi của Đồng chí Trần Đại Quang - Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Sự ra đi của đồng chí là một mất mát to lớn với Đảng, Nhà nước và toàn thể
người dân Việt Nam, việc đó đã tạo ra một khoảng trống cho vị trí lãnh đạo đất
nước, đòi hỏi nước ta phải tìm nhân sự để thay thế vị trí đó. Sau thời gian họp
bàn, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng- Tổng
bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước
tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, điều đó có nghĩa là nước ta sẽ hợp nhất giữ
Tổng bí thư và Chủ tịch nước là một người, giữa người lãnh đạo cao nhất của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam. Một
vài ý kiến cho rằng: Việc Tổng bí thư làm Chủ tịch nước là việc làm giống với
Trung Quốc, điều đó hoàn toàn sai.
Thứ nhất, trong lịch sử nước ta, Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là việc không lạ
với chúng ta, trong lịch sử nước ta đã từng có. Từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại
hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng. Người
làm song trùng hai nhiệm vụ từ 1951 đến khi mất."Trong 18 năm đó, dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đất nước bước qua muôn vàn khó khăn, từ cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp đến những giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ. Có thể thấy, hoạt động của Đảng ta, Nhà nước ta trong
thời gian đó hết sức mạnh mẽ và tốt đẹp". Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là Chủ tịch Đảng, vừa là Chủ tịch nước nên
không có gì đáng ngại. Điều đó chứng tỏ rằng việc hợp nhất giữ Tổng bí thư và
Chủ tịch nước ở Việt Nam có Trước Trung Quốc và thực tế đã chứng minh rằng Đảng
và Nhà nước ta luôn tìm được con đường đúng đắn để đưa cách mạng thắng lợi sau
khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, vì một vài lí do khác nhau mà mô hình trên
không còn áp dụng ở nước ta. Nay có điều kiện thực hiện lại là một điều rất
đáng ghi nhận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các đồng chí trong Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Thứ hai, thực tiễn một số nước trên thế giới, người đứng
đầu Đảng cầm quyền luôn là người đứng đầu Chính phủ hoặc nguyên thủ quốc gia hoặc
cả hai, đây thông lệ, là tập quán chính trị. Các nước Xã hội Chủ nghĩa khác đã
thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Do vậy đó là xu thế chung của
thế giới nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Trên thế giới luôn xảy
ra những bất ổn , diễn biến khó lường với nhiều âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch cùng với các chính sách, đường lối để phát triển kinh tế của đất nước
cần một người lãnh đạo cao nhất, thống nhất giữa đường lối, chủ trương với chỉ
đạo, hành động cụ thể, làm cho sự thống nhất được xuyên suốt giữa các tổ chức.
Thực tế ở Việt Nam chúng ta hiện
nay, mô hình hợp nhất ở Quảng Ninh đã thu được nhiều thành công, hiện tại cũng
đã có nhiều địa phương cấp xã, huyện đã được áp dụng mô hình này và có kết quả
tốt. từ việc các cấp nhỏ thành công ta suy ra cấp lớn hơn như cấp Trung ương
cũng sẽ thành công, việc hợp nhất là điều tất yếu.
Chúng ta cùng xem đất nước láng giềng Trung Quốc là một
nước đông dân với lãnh thổ rộng lớn. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ
trách triệu tập hội nghị Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, hội
nghị Bộ Chính trị, chủ trì công tác của Ban Bí thư , do Ủy ban Thường vụ Bộ
Chính trị đề xuất bầu cử, khác với Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu
ra. Xét về mặt thời gian lịch sử, việc hợp nhất trên của Trung Quốc còn sau Việt
Nam. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn cần có người
lãnh đạo cao nhất về cả chình quyền và Đảng để hợp nhất đất nước, tránh sự phân
rẽ bè phái làm mất đoàn kết quốc gia.
Việc hợp nhất giữa Tổng bí thư và Chủ Tịch nước ở nước
ta là một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của xã hội là việc tự
nhiên trong đời sống chính trị của nước ta, không phải là việc lạ hoặc chúng ta
bắt chước ai đó. Vậy mọi người cần phải nêu cao ý thức, nhận thức đúng vấn đề
trên để có sự hiểu biết đúng đắn, tránh sai lệch từ đó tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, Chính sách và luật pháp của Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét