Pages - Menu

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

CẢNH GIÁC VỚI DỤNG Ý XẤU CỦA KẺ PHẢN ĐỘNG MINH CHÂU

Kết quả hình ảnh cho KẺ PHẢN ĐỘNG MINH CHÂU
Mặc dù Luật An ninh mạng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 (từ ngày 21/5 đến ngày 15/6/2018) thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Song, việc xuyên tạc, phủ nhận nhằm kích động người dân chống đối Luật An ninh mạng vẫn là vấn đề mà các thế lực thù địch “hết sức quan tâm”. Bài viết “Thế nào là thông tin sai sự thật?” của Minh Châu trên trang mạng VNTB không nằm ngoài xu hướng đó. Nội dung bài viết không có gì khác hơn là sự suy diễn chủ quan của Minh Châu nhằm dụng ý xuyên tạc, phủ nhận Luật An ninh mạng.
Chúng ta đều biết, internet và mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người, nhất là trong điều kiện sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin truyền thông có kết nối internet. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích rất lớn mà chúng mang lại, thì internet và mạng xã hội cũng ẩn chứa những nguy cơ làm mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền, thúc đẩy “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm các hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Rõ ràng điều này hoàn toàn “trái ngược” với mong muốn của các thế lực thù địch muốn triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống Đảng, Nhà nước. Với lý do đó, không có gì là lạ khi trên một số trang mạng xã hội thường xuyên xuất hiện những bài viết có nội dung xuyên tạc, phản đối Luật An ninh mạng, trong đó Minh Châu là một “cộng tác viên tích cực”.
Chắc hẳn Minh Châu cũng đã nghiên cứu và hiểu rất rõ về những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng khi trích dẫn điểm d, khoản 1, Điều 8 Luật An ninh mạng về một trong những hành vi bị nghiêm cấm, đó là: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”. Nhưng đáng tiếc rằng, không phải sự trích dẫn đó của Minh Châu là để “nhắc nhở” bản thân và những người như Minh Châu phải tuân thủ luật pháp và có trách nhiệm trong bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc và lợi ích của chính cá nhân mình cũng như mỗi người khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng mà sự trích dẫn đó lại được suy diễn nhằm ý đồ bôi nhọ Đảng, Nhà nước.
Bằng việc đưa ra “băn khoăn”, hoài nghi của cá nhân, Minh Châu lập luận rằng “thế nào là sự thật?” và Y suy diễn: “Trong trường hợp cái được gọi là “sự thật” ở hôm nay, lại là sự “dối lừa” ở ngày mai” với các minh chứng được dẫn ra, trong đó có sai phạm về quy hoạch đất đai ở Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh và “vụ Vinashin”… Song về thực chất những minh chứng đó của Minh Châu với dụng ý nhằm minh họa cho “sự không phù hợp” trong các quy định của Luật An ninh mạng về những “thông tin sai sự thật”. Qua đó, Y đưa ra “khuyến nghị” rằng: “Cần thay đổi phương thức kiểm soát quyền lực để không nhầm lẫn “sự thật”. Có lẽ đến đây thì mọi người đều đã hiểu rõ điều mà Minh Châu muốn, không có gì khác hơn là xuyên tạc, phủ nhận, gây sự hoài nghi của người dân vào những quy định của Luật An ninh mạng, nhất là đối với những hành vi bị nghiêm cấm, kích động nhân dân phản đối việc thực thi Luật An ninh mạng, nhằm phục vụ cho mưu đồ đen tối của chúng là đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ ở Việt Nam, hướng lái sự phát triển của nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thực tế trên cho thấy, “dụng ý” của kẻ phản động Minh Châu là rất nguy hiểm. Bởi vậy, mỗi người Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Minh Châu nói riêng và các thế lực thù địch nói chung, quyết không để mắc mưu chúng làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia – dân tộc và cuộc sống hòa bình của nhân dân. Đặc biệt, cần thấy rõ cái giá của sự bất ổn mà không ít quốc gia, dân tộc trên thế giới, nhất là ở Trung Đông và Bắc Phi đã phải trả giá bởi sự thiếu cảnh giác trước diễn biến của các cuộc “cách mạng sắc màu” do các thế lực thù địch gây ra./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét