Trận Ngọc Hồi là trận tấn công then chốt của
hướng chính binh Tây Sơn vào
ngày 30 tháng 1 năm 1789 do Quang Trung chỉ
huy trong cuộc chiến chống quân Thanh can thiệp ở
phía Bắc Đại Việt. Đến nay đã trải qua 230 (1789-2019) năm, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống
Đa đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn trận trọng và giữ gìn.
Sau khi đồn Hà Hồi cách Thăng Long 20 km về phía nam bị bao
vây bức hàng (28 tháng 1), đồn Ngọc Hồi do Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Trương Triều
Long chỉ huy được tăng cường, lên đến 30.000 quân tinh nhuệ, hỏa lực mạnh,
ngoài lũy đất còn có hàng rào chông sắt, địa lôi, là tiền đồn kiên cố, then chốt trong hệ thống phòng
thủ bảo vệ nam thành Thăng Long, ngăn chặn quân Tây Sơn. Ngày 29 tháng
1, Quang Trung dùng các toán quân nhỏ đánh khiêu khích ngoại vi Ngọc Hồi tạo sự
căng thẳng cho quân Thanh và nghi binh cho cánh quân đô đốc Long đánh đồn Đống Đa. Mờ sáng 30
tháng 1 (mùng 5 Tết), quân Tây Sơn bắt đầu tấn công từ hướng nam: mở đầu, đội voi chiến (trên
100 voi chiến) đánh tan phản kích của kỵ binh Hứa
Thế Hanh; tiếp sau, bộ binh (gồm 600 quân cảm tử chia làm 20 toán), trang bị
đoản đao, ván chắn bằng gỗ quấn rơm ướt che mình, tiến thành hàng ngang áp sát
chiến luỹ, tạo điều kiện cho đại quân Quang Trung tiến lên giáp chiến. Quân
Thanh chống không nổi, chết và bị thương quá nửa. Đề đốc Hứa Thế Hanh và tả dực
Thượng Duy Thăng bị giết. Tôn Sĩ Nghị vội vã cùng vài võ quan sang
Gia Lâm, Đô đốc Long - viên cận thần của Quang Trung - sai quân đánh quân
Thanh, Tôn Sĩ Nghị rút chạy về kinh thành của Càn Long.
Số tàn quân do tiên phong Trương Triều Long chỉ huy bỏ chạy về Thăng Long,
nhưng bị chặn trên đường rút (gần Văn Điển ngày
nay) buộc phải chạy theo hướng Đầm Mực. Tại đây, quân của đô đốc Bảo đã phục
kích sẵn, tiêu diệt toàn bộ.
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa đại thắng đã
khẳng định nghệ thuật quân sự tuyệt vời của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Đây là một chiến
công hiển hách đại phá 20 vạn quân Mãn Thanh, thể hiện công lao to lớn của
người Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh,
chiến sĩ nghĩa quân Tây Sơn và những người con đất Việt anh dũng chống giặc
ngoại xâm, giải phóng đất nước, giữ vững độc lập. Từ thế nước lâm nguy, người
Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu
là Quang Trung, đưa quân ra Bắc đánh lại quân Mãn Thanh. Năm Kỷ Dậu 1789 đã đi
vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt Nam. Đó là một trong những mùa Xuân kỳ
diệu nhất, tiêu biểu cho ý chí quật cường, cho sức mạnh tinh thần đại đoàn kết
của dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh phi thường, ý chí kiên cường, lòng quả cảm
và sự sáng tạo phong phú của dân tộc ta.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là
nghệ thuật chuyển quân thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn, là
nghệ thuật tác chiến chiến lược và trong từng trận đánh. Đó cũng chính là nghệ
thuật “chính, kỳ” cổ điển. Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta dưới sự lãnh
đạo thiên tài của Hoàng đế Quang Trung đã đập tan mộng xâm lược của quân Thanh,
giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc.
Ngày nay, di tích Gò Đống Đa được
xem như là biểu tượng chiến thắng của quân Tây Sơn, là minh chứng lịch sử cho
truyền thống yêu nước, yêu độc lập, tự do ngàn đời của nhân dân ta; là sự khẳng
định tinh thần đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường; là bản anh hùng ca bất hủ
trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc. Với giá trị
đặc biệt tiêu biểu đó, Di tích lịch sử Gò Đống Đa đã được Thủ tướng Chính phủ
xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày
24-12-2018. Và sáng 9-2-2019 (tức mồng
5 Tết Kỷ Hợi), tại Lễ hội kỷ niệm 230 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
(1789-2019) diễn ra ở Công viên Văn hóa Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống
Đa, Hà Nội, thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt “Gò Đống Đa”. Đây là niềm tự hào của mỗi người dân
Thủ đô nói chung, nhân dân Đống Đa nói riêng.
Hàng năm, đã thành thông lệ, vào
ngày mùng 5 Tết Nguyên đán, Lễ hội gò Đống Đa lại được tổ chức. Đây là một
trong những lễ hội lớn đầu xuân của thủ đô Hà Nội nhằm tưởng niệm hoàng đế
Quang Trung và nghĩa quân Tây sơn, biểu thị lòng
tôn kính những người anh hùng áo vải cờ đào. Đồng thời, còn là dịp để trở về
với truyền thống, những giá trị văn hóa dân gian độc đáo. Lễ hội luôn có những
nghi lễ truyền thống đặc biệt, cờ hoa rực rỡ, sắc phục lộng lẫy rợp trời,
chiêng trống thôi thúc xung trận, làm sống lại những trang sử vẻ vang của dân
tộc, làm náo nhiệt cả thủ đô Hà Nội. Sau phần dâng lễ (thường là cỗ xôi yến
tầng, mâm đầu lợn, mâm con gà, trầu rượu, vàng hương…), ngũ bái tam khấu đầu
(nghi lễ tế vua), đánh 2 hồi trống chuông xin phép các thần linh, vua chúa,
tướng lĩnh là vào phần hội. Phần hội thường có những nội dung chính như: đánh
trống hiệu lệnh của nghĩa quân Tây Sơn, tổ chức rước rồng lửa, đọc diễn văn,
đọc những câu nói nổi tiếng của vua Quang Trung như: “…Đánh cho nó chính luân
bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi
hữu chủ”, biểu diễn múa rồng, múa lân, múa võ cổ truyền, múa côn quyền, múa gậy
đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sau phần hội, người dân vào chùa Đồng Quang (đối diện
gò Đống Đa), chùa Bộc (gần đền thờ vua Quang Trung) phát tâm thiện nguyện, nấu cháo,
thắp hương cầu siêu cho các cô hồn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét