Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta nhận được nhiều sự ủng hộ của các nước Khối xã hội chủ nghĩa anh em, cũng như nhân dân tiến bộ thế giới. Tuy vậy, trong cuộc chiến tại Campuchia, chúng ta không nhận được nhiều sự hậu thuẫn như trước đó. Kể cả các nước XHCN lúc đó cũng tỏ ra nghi ngờ về ý định của chúng ta, khi đưa quân vào Campuchia.
Các nước Trung Quốc, Hoa
Kỳ thì lên tiếng cáo buộc Việt Nam “xâm lược” Campuchia. Nhiều nước Đông Nam Á
cũng ra sức tố cáo chủ nghĩa “bá quyền” khu vực của Việt Nam. Sự thật chính
nghĩa được khẳng định trong ngày 25 tháng 9 năm 1989, ngày mà nhân dân
Campuchia tiễn quân tình nguyện Việt Nam trong sự biết ơn vì họ như “được sinh
ra lần thứ hai”.
Nhìn lại 31 năm về trước, ngày 25 tháng 9 năm 1989, tại đài Độc Lập, thủ đô Phnom Penh, lễ tiễn các đơn vị cuối cùng của Quân Tình nguyện Việt Nam về nước sau 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế diễn ra trọng thể. Đến dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội và hơn 10 vạn cán bộ, người dân Campuchia.
Và điều mãi mãi không thể
phai mờ là không chỉ ở Phnom Penh, mà nhiều địa phương khác như Siêm Riệp,
Battambang, Kampong Cham, Oddar Meancheay…, hàng nghìn, hàng vạn người dân
Campuchia xếp hàng dài cả cây số để chia tay "đội quân nhà Phật",
danh xưng mà nhiều lãnh đạo và người dân Campuchia gọi lực lượng Quân Tình nguyện
Việt Nam, ân nhân của mình.
Các quan sát viên của 20
nước, 60 tổ chức quốc tế và hơn 400 hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình
nước ngoài đến chứng kiến, đưa tin về sự kiện này. Báo Prochiachuôn (Nhân dân)
Campuchia ra xã luận khẳng định: "Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế
độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu,
nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc
ta mà thôi".
Trước đó nửa năm, tờ Thời
báo Canberra (Australia) ngày 19-3-1989 nhận định: "Ai cũng phải thừa nhận
là việc Việt Nam vào Campuchia đã đem lại kết quả rõ ràng... Hành động đó đã được
nhân dân Campuchia ở khắp nơi chào đón như là sự giải phóng cho họ. Và ai cũng
thấy rõ ràng là sở dĩ từ trước đến nay Khmer đỏ không thể trở lại được Phnom
Penh chủ yếu là vì sự có mặt của Việt Nam...".
Sự kiện rút toàn bộ Quân
Tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia không diễn ra đột ngột, bất ngờ mà là một
bước đi chiến lược bài bản, kỹ lưỡng, sáng suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Trước đó gần 1 năm, ngày
05 tháng 01 năm 1989, Tổng bí Thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao
Đảng, Nhà nước Việt Nam sang thăm và dự Lễ kỷ niệm lần thứ 10 Quốc khánh Campuchia
đã tuyên bố: "…Việc rút toàn bộ Quân tình nguyện chắc chắn sẽ diễn ra vào
cuối năm 1989, đi đôi với việc chấm dứt viện trợ quân sự của các nước cho tất cả
các bên tại Campuchia, chấm dứt sử dụng lãnh thổ nước ngoài làm 'đất thánh' chống
lại nhân dân Campuchia".
Thời điểm rút quân vào
tháng 9 được khẳng định tại cuộc họp ngày 14 tháng 3 năm 1989 và được Chính phủ
cả ba nước Đông Dương đồng tuyên bố mạnh mẽ trên trường quốc tế vào ngày 15
tháng 4 năm1989. Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, Đảng, Nhà nước Việt
Nam đã thành lập Ban đón tiếp cấp nhà nước do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Phó chủ
tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam -
làm Trưởng Ban, Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Phó Ban.
Toàn bộ Quân Tình nguyện
Việt Nam ở Campuchia về nước đồng nghĩa với việc một trong hai vấn đề then chốt
của giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia đã được thực hiện. Việt Nam đã chủ
động thực hiện cam kết của mình, trách nhiệm còn lại thuộc về các nước và các
bên liên quan trong việc ngăn ngừa nội chiến và sự phục hồi chế độ diệt chủng tại
Campuchia.
Phía sau lưng đoàn quân
tình nguyện Việt Nam là một Phnom Penh đang hồi sinh, yên bình và tràn đầy sức
sống. Nó đối lập với Phnom Penh từng được mệnh danh là "thành phố chết"
10 năm trước, dưới bàn tay cai trị bạo tàn của Khmer đỏ trong 3 năm 8 tháng 20
ngày.
Để cứu giúp hàng triệu
người dân Camuchia khỏi một chế độ diệt chủng tàn bạo và kỳ quái nhất trong lịch
sử loài người và không để chúng có cơ hội quay trở lại, rất nhiều chiến sĩ Quân
tình nguyện Việt Nam đã không thể trở về với đất mẹ.
Ngày trở về, Tư lệnh Mặt
trận 719 chỉ thị: "Tất cả những gì tốt nhất, trừ trang bị vũ khí đều phải
để lại cho bạn". Đó là lương thực, quần áo, thuốc men, là từng trang bị nhỏ
nhất nơi doanh trại đóng quân đều được bàn giao cho chính quyền bạn, không được
để "vườn không nhà trống", không đem bất kỳ một tài sản nào của
Campuchia về nước.
Các quan sát viên, nhà
báo quốc tế rất ngạc nhiên khi thấy đến sát ngày rút quân, các đơn vị Quân tình
nguyện Việt Nam vẫn khẩn trương giúp dân dựng nhà, làm đường, đào kênh mương,
khám chữa bệnh cho người dân, dạy các cháu nhỏ học hành... như với đồng bào,
người thân của mình.
Điều rất đỗi bình thường,
trở thành bản sắc của Quân tình nguyện Việt Nam chính là một trong những điểm
khác biệt với các đội quân nước ngoài khác.
Đến bây giờ nhiều nước vẫn
cho rằng Việt Nam “xâm lược” Campuchia. Họ đâu biết là Tòa án Quốc tế đã xét xử
tội ác diệt chủng của tập đoàn Pol Pot - Ieng sary. Dư luận thế giới đã phẫn nộ
như thế nào trước tội ác của chế độ Khmer Đỏ, khi biết đến Bảo tàng diệt chủng
Tuol Sleng ở Campuchia.
Chúng ta cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền cho thế giới được rõ hơn về tính chính nghĩa của Việt Nam
trong cuộc chiến ở Campuchia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét