Pages - Menu

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY

 

V.I.Lênin đã phát triển sáng tạo các lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản và hoàn chỉnh học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác. Người đã chỉ ra: “Những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội quốc tế hiện đại thay đổi tùy theo đặc điểm dân tộc, nhưng chủ nghĩa cơ hội thì bất cứ ở đâu, cũng giống hệt như nhau về nội dung xã hội và chính trị” (1).

Thấm nhuần những tư tưởng của V.I.Lênin về chống chủ nghĩa cơ hội trong công tác tổ chức xây dựng đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua 90 năm xây dựng và lãnh đạo cách mạng của mình, đã đúc kết nhiều bài học quý báu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhất là trong công tác tư tưởng, chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội.

Dưới ánh sáng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, sửa đổi bổ sung năm 2011, Đảng xác định: “Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa các nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ bè phái”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX với quan điểm: “Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa các nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng tệ tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên”. Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 6 (lần 2) khóa VIII của Đảng đã phân tích một cách sâu sắc tình trạng của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên và khẳng định phải triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Văn kiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ ra: “tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có một bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi dục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối đảng, nhà nước”.

Vậy chủ nghĩa cơ hội có nguồn gốc từ đâu? nó biểu hiện trên lĩnh vực nào trong điều kiện cụ thể của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay? Đây là vấn đề lớn đang là vấn đề có tính cấp thiết trong xây dựng, chỉnh đốn đảng nói chung, trong công tác đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng của Đảng nói riêng.

Trong tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và hoàn cảnh quốc tế có nhiều thời cơ và thách thức. Hơn lúc nào hết, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng luôn luôn nêu cao tinh thần đấu tranh kiên quyết với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội (hay tư tưởng cơ hội) trong và ngoài Đảng.

Thực tiễn quá trình đấu tranh cách mạng ở nước ta là quá trình lâu dài và rất phức tạp. Ở những bước ngoặt lịch sử, đặc biệt trước thềm đại hội XIII của đảng thường xuất hiện những tư tưởng cơ hội dưới nhiều màu sắc “hoặc hữu khuynh, hoặc tả khuynh”, ở những mức độ khác nhau. Những tư tưởng cơ hội với những quan điểm chính trị sai trái biểu hiện tương đối rõ nét ở một số ít người, nhưng tính chất của nó rất nguy hiểm, nếu không đấu tranh ngăn chặn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

Tư tưởng cơ hội với đặc trưng cơ bản là sự mơ hồ, dao động về chính trị, không kiên định trên những vấn đề nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng, mỗi khi cách mạng thuận lợi thì tỏ ra hăng hái, khi cách mạng gặp khó khăn thì thỏa hiệp, thoái lui. Những kẻ cơ hội thường che dấu bộ mặt thật, vừa bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa tỏ ra ủng hộ đường lối của Đảng, dưới danh nghĩa đổi mới tư duy, cụ thể hóa, bổ sung vào đường lối của Đảng, mà thực chất là xuyên tạc những nội dung cốt lõi của đường lối, của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Thực tế ở nước ta, tư tưởng cơ hội có những nét riêng, ở chỗ nó thường gắn liền với chủ nghĩa cá nhân, với động cơ bất mãn cá nhân, không tôn trọng tổ chức, coi thường tập thể dẫn tới bài xích, xuyên tạc quan điểm đường lối của Đảng; có những trường hợp dẫn đến hoạt động gây bè phái, chống đối tổ chức. Tư tưởng cơ hội chính trị ở nước ta thường vay mượn ở nước ngoài như của chủ nghĩa xét lại, tư tưởng dân chủ tư sản và xã hội dân chủ, của sự sùng bái mô hình kinh tế TBCN...

Bên cạnh tư tưởng cơ hội về chính trị, ở nước ta còn có những biểu hiện của tư tưởng cơ hội thuộc lĩnh vực đạo đức, phẩm chất, lối sống. Có một số người mang danh hiệu đảng viên cộng sản, là người cách mạng nhưng sống không có lý tưởng, họ tính toán thực dụng, tìm kiếm cơ hội giành lấy địa vị không phải để phục vụ nhân dân, xây dựng đất nước, mà chỉ vì danh vọng và quyền lợi cá nhân. Họ thường sống không trung thực, sắn sàng dùng “ba tấc lưỡi” để làm “vừa lòng và hợp với quan điểm” của cấp trên, để tạo dựng uy tín, “mua phiếu” trong dịp bầu cử. Họ sống theo kiểu “gió chiều nào, che chiều ấy”, tranh thủ người này lôi kéo người khác, đả kích những người trung thực, gây bè cánh, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Lối sống cơ hội, thực dụng vô nguyên tắc với chủ nghĩa cá nhân thực chất đó chỉ là một. Tư tưởng cơ hội về chính tri và những biểu hiện cơ hội về đạo đức, phẩm chất lối sống gắn bó khăng khít, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Những người mắc vào chủ nghĩa cơ hội về chính trị hoặc có thái độ, lối sống cơ hội đều có một đặc tính chung là xa rời nguyên tắc, cả trong nguyên tắc chính trị, nguyên tắc tổ chức, cũng như nguyên tắc sống trong các mối quan hệ với với đồng chí, đồng đội với cộng đồng xã hội. Trong thực tế, có những phần tử cơ hội chủ nghĩa về chính trị đồng thời suy thoái về đạo đức, mang nặng chủ nghĩa cá nhân, kiêu ngạo, bất mãn về chính trị dẫn đến chống đối về chính trị. Ngược lại, một khi đã suy thoái về đạo đức, lối sống quan liêu, xa rời quần chúng, phai nhạt tình cảm cách mạng thì tất yếu dễ dàng tiếp thu sự ảnh hưởng của những tư tưởng tư sản và đến một mức độ nào đó sẽ trở thành tay chân cho kẻ thù của cách mạng.

Tư tưởng cơ hội về chính trị và lối sống gây nguy hại nghiêm trọng đến sự vững mạnh vững mạnh về chính trị và trong sạch về tổ chức, đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Hơn nữa, trong điều kiện trong nước và quốc tế hiện nay, sự xuất hiện tư tưởng cơ hội dưới nhiều biểu hiện khác nhau không phải là hiện tượng nhất thời và ngẫu nhiên. Do vậy trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng cần phải tăng cường cuộc đấu tranh đẩy lùi và khắc phục tư tưởng cơ hội với tất cả biểu hiện của nó, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức là một vấn đề đang đặt ra cấp thiết với Đảng ta.

Vấn đề khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống, tuy có quan tâm phê phán tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu nhưng chưa chú trọng vào việc phân tích rõ về bản chất và phê phán nghiêm khắc lối sống cơ hội, thực dụng trong nội bộ Đảng.

Vì vậy, trong cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay, cần phải quan tâm hơn nữa đến yêu cầu khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, lối sống cơ hội, thực dụng. Dù những tư tưởng cơ hội khéo ngụy trang, che đậy thế nào; song tư tưởng cơ hội qua cuộc sống không thể không bộc lộ ra thái độ và hành động cụ thể trong công tác hàng ngày.

Phát huy vai trò của tập thể, của các tổ chức đảng. Đặc biệt là vai trò của các cấp ủy đảng trong việc thường xuyên tìm hiểu, nắm chắc diễn biến, nhận thức của đảng viên; thông qua sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ có chất lượng nhằm quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng. Để kịp thời phát hiện và uốn nắn những nhận thức sai lệch.

Đối với những người lãnh đạo và các tổ chức cần tăng cường công tác quản lý cán bộ, không chỉ quan tâm đến năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ mà cần phải hiểu rõ tư tưởng, chính trị của cán bộ trong công tác và sinh hoạt hàng ngày. Thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng một cách chủ động, kịp thời có sức thuyết phục cao, tạo cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ trên cơ sở nguyên tắc, quan điểm, đường lối của Đảng.

Đối với mọi đảng viên và quần chúng nhân dân, tiến hành tuyên truyền giáo dục rộng rãi với những nội dung dễ hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, về sự đúng đắn trong đường lối quan điểm của Đảng, luật pháp của Nhà nước biểu hiện ở những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, qua đó nhằm làm tăng thêm niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời phải kiên quyết đập tan các luận điệu sai trái, thù địch mưu toan xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng, trong mọi lúc, mọi nơi không được buông lỏng cuộc đấu tranh vạch trần bản chất sai trái, nguy hại của tư tưởng cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giáo điều, của mọi biểu hiện mơ hồ, dao động về chính trị cũng như lối sống cơ hội thực dụng.

Chính vì thế, cần phải nhận rõ nguồn gốc, bản chất, những biểu hiện của tư tưởng cơ hội. Từ đó c ó phương pháp, cách thức đấu tranh phù hợp, trong đấu trang cần phải kiên trì và đấu tranh kiên quyết để loại bỏ nó.
N.B.L-H2

(1) V.I.Lênin: toàn tập, Tập 6, trang 18.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét