Pages - Menu

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

HẾT TRÒ, VIỆT TÂN QUAY SANG CHỐNG PHÁ VỀ KINH TẾ VIỆT NAM

 

Trên trang Facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân ngày 26/10/2020 có đăng bài với tựa đề không giống ai “KINH TẾ VIỆT NAM THẤM ĐÒN” với các luận điệu: “Năm nay Covid-19 hoành hành kinh tế suy sụp”, “ở Việt Nam, người nhiễm Covid chết thì ít mà doanh nghiệp bị nhiễm căn bệnh này lớp ngỏm lớp thì ngáp ngáp cũng rất nhiều”, “nền kinh tế thấm đòn, doanh nghiệp sống dở chết dở, gói kích cầu kém hiệu quả, nguồn kiều hối bị giảm”.

Tôi xin trích một vài dự đoán của những chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) nói về kinh tế Việt Nam 2020 để thấy được thế giới nói về kinh tế Việt Nam như thế nào và nhận rõ mục đích đằng sau những luận điệu trên là gì?

“Kinh tế Việt Nam dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19 vẫn chịu đựng tốt và sẽ phục hồi”. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020. Chiều 30/7, WB công bố báo cáo Điểm lại - một ấn phẩm bán thường niên đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam, với chủ đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao?”.

Theo ông Jacques Morisset - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu đầy u ám, Việt Nam nổi lên như là một ngoại lệ nhờ thành công lớn trong việc kiểm soát và xử lý dịch bệnh đến thời điểm này. Thành tựu trên đã được báo chí trong nước và quốc tế cũng như nhiều tổ chức quốc tế như WB đề cập nhiều lần.

Ông Jacques Morisset cho rằng, Việt Nam là quốc gia hấp thụ tương đối tốt cú sốc kinh tế từ Covid-19. Ảnh hưởng kinh tế của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam cũng được đánh giá là ít trầm trọng hơn so với nhiều quốc gia khác. Điều này được thể hiện qua việc GDP tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2020, đạt mức 1,8% - mặc dù là mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua.

Nhìn cụ thể vào từng ngành, có thể thấy ngành nông - lâm - ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng 1,2%, đóng góp được 11,9% cho tăng trưởng kinh tế tổng thể, ngành công nghiệp tăng trưởng 3,0% (tương đương với mức đóng góp 73,1%), còn ngành dịch vụ chỉ tăng trưởng 0,6% (tương đương với mức đóng góp 15,0%). So với các mức bình quân trong thời gian qua, ngành dịch vụ chịu tác động tiêu cực lớn hơn (với mức đóng góp giảm 6,3% so với năm trước), còn ngành nông nghiệp lại tương đối được miễn nhiễm với mức đóng góp cho tăng trưởng GDP không thay đổi theo thời gian.

Bên cạnh đó, lạm phát được kiềm chế mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng tín dụng của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp. Việt Nam đã thể hiện khả năng ứng phó với tác động của Covid-19 trên các cân đối kinh tế đối ngoại, thông qua duy trì được thặng dư thương mại và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào, mặc dù xuất khẩu có bị chững lại trong những tháng gần đây. Mặc dù cân đối tài khóa có xấu đi do thu ngân sách giảm, nhưng Chính phủ có khả năng chịu được cú sốc nhờ có dự trữ được tích lũy và sử dụng các nguồn vốn dự phòng, hạn chế phải sử dụng vay nợ mới.

Báo cáo cho thấy, kinh tế Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong nửa đầu năm 2020, vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn. Trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021, nếu tình hình trong nước và quốc tế thuận lợi. Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.

Theo bà Stefanie Stallmeister - quyền Giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam, kết quả dự báo trên cho thấy, Việt Nam sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020. Tuy nhiên, những dự báo trên còn chịu nhiều bất định và rất có khả năng đòi hỏi Chính phủ phải thay đổi cách thức điều hành chính sách tài khóa để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình khôi phục kinh tế.

Từ những nhận định của các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới thì trong một bức tranh toàn màu xám của kinh tế thế giới thì Việt Nam là số ít những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế. Những với những nhà kinh tế nửa vời của Vịt Tân lại luôn vẽ ra một viễn cảnh đen tối cho kinh tế Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam. Có vẻ như họ không muốn kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được các mục tiêu, cứ phỏng đoán tiêu cực. Đằng sau hành động trên là âm mưu thâm độc hạ thấp uy tín của Chính phủ trong việc đưa ra các quyết sách kinh tế trước tác động của đại dịch Covid-19, gây hoang mang cho doanh nghiệp và nhân dân, làm giảm niềm tin của doanh nghiệp, nhân dân với Chính phủ, gây nhiễu loạn thông tin. Với những khẩu hiệu “Canh tân đất nước, vì một Việt Nam phát triển” nhưng sự thực chỉ là mị dân, trá hình, chúng muốn làm đất nước rối loạn để thực hiện mưu đồ chống phá mà thôi. Chúng ta cần hết sức cảnh giác trước âm mưu thâm độc trên.

=Tia chớp=

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét