Mặc dù, ở Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa dân túy chưa trở
thành trào lưu điển hình và chưa chi phối đời sống chính trị - xã hội nhưng nó đã
xuất hiện và có nguy cơ tạo ra những hậu quả tiêu cực không nhỏ nếu chúng ta
không nhận diện và đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên
và nhân dân cần có sự nhận thức đúng về biểu hiện cụ thể và những tác hại của
chủ nghĩa dân túy, để phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện của
chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay.
Chủ nghĩa dân túy (populism) là khái niệm được
dùng để nói về những thủ đoạn chính trị mang tính mị dân, đánh vào tâm lý của
đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của
dư luận và quần chúng nhân dân.
Hiện nay, chủ nghĩa dân túy đang có nguy cơ ảnh hưởng
sâu và tiêu cực tới Việt Nam, mặc dù ở Việt Nam chủ nghĩa dân túy không có cơ sở
kinh tế, chính trị - xã hội để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”, nhưng không phải
là không có mảnh đất để cho những quan điểm, phát ngôn, hành động dân túy nảy nở,
phát triển. Đó là, do ảnh hưởng của những nhân tố quốc tế, như mặt trái của
kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, thông tin mạng toàn cầu; quá trình cá nhân
hóa thông tin tăng nhanh, thông tin giả tràn lan, làm cho người dân hiểu không
đủ, không rõ, không kịp nhiều vấn đề, dễ hoang mang, bị thông tin giả chi phối,
dẫn dắt; sự lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc và chống phá, can
thiệp của các thế lực thù địch từ bên ngoài. Đặc biệt, là do ảnh hưởng của những
nhân tố trong nước, như: những hạn chế, khó khăn trong phát triển đất nước; sự
gia tăng tình trạng phân hóa giàu - nghèo, bất bình đẳng xã hội; sự suy thoái,
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tình trạng “lợi ích nhóm”, vi phạm dân chủ,
thái độ thờ ơ, vô cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên trước những khó khăn của
người dân; sự thiếu công khai, minh bạch trong quản lý của một số tổ chức chính
quyền... Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin chưa thật sự đầy
đủ, chính xác và kịp thời, trong khi trình độ văn hóa, pháp luật và trình độ
dân trí nói chung trong xã hội chưa cao, nhận thức của người dân vẫn còn những
hạn chế, nhất là chưa phân biệt rõ giữa dân chủ và dân túy.
Mặc dù ở Việt Nam chủ nghĩa dân túy chưa tồn tại dưới
dạng “chủ nghĩa”, mà mới chỉ là quan điểm, tư tưởng, không thành hệ thống lý luận
và chỉ biểu hiện ở phát ngôn, hành động có biểu hiện manh nha của chủ nghĩa dân
túy của một số cán bộ, đảng viên. Đó chính là những cá nhân có những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, phai nhạt, xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tôn thờ và chạy theo những
lợi ích trước mắt, thực dụng.
Từ những biểu hiện chủ yếu và bước đầu của chủ nghĩa
dân túy ở Việt Nam hiện nay chúng ta có thể nhận thấy có những nhóm. Đó là:
Thứ nhất, một số phần tử phản động và cơ hội chính trị,
đó chính là những cá nhân ra sức tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo, bác bỏ
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước; “tầm thường hóa” lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, cổ xúy mọi người chỉ theo đuôi thực tiễn, xem thường lý luận, làm
cho mọi người không quan tâm và mất niềm tin, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phủ nhận chủ
nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và khả năng đổi mới, phát triển
đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xem nhẹ vai trò lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước và sự sáng tạo của nhân dân trong công cuộc đổi mới
đất nước.
Những phần tử phản động, cơ hội chính trị thường sử dụng
các phương tiện truyền thông đại chúng, các diễn đàn, các trang mạng xã hội,… để
đưa ra những phát ngôn và hành động trái với đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước (đòi tự do, dân chủ không giới hạn, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập, đòi từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa,…). Những thủ đoạn, nội dung mang
tính dân túy mà họ thường sử dụng và tập trung vào, đó là:
Lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để kích động chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, phá hoại đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng
và Nhà nước, âm mưu đẩy đất nước vào bất ổn, phá vỡ môi trường hòa bình, ổn định
để xây dựng đất nước.
Lạm dụng các quyền tự do, dân chủ để đưa ra những đòi
hỏi phi lý, những chương trình hành động có tính mị dân, không đúng chính sách,
pháp luật, thiếu tính khả thi, xa rời thực tế; tranh thủ dư luận xã hội với dụng
ý xấu, động cơ không lành mạnh, từ đó gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ.
Lợi dụng tình hình đời sống và sản xuất còn có khó
khăn, yếu kém để kích động, lôi kéo một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân
không vững vàng đi theo, gây rối, chống phá, gây mất ổn định chính trị và trật
tự, an toàn xã hội.
Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để bịa đặt, tung
tin thất thiệt, gây hoang mang trong dư luận xã hội; lợi dụng, thổi phồng những
khó khăn, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lý, làm mất uy
tín của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc lịch sử.
Lập các trang điện tử để đăng tin, bài với dụng ý
xuyên tạc, bịa đặt, phản ánh sai lệch tình hình đất nước; công kích, làm mất uy
tín của cán bộ lãnh đạo, kích động tâm lý bất mãn, phản đối chính quyền.Có những
lời nói, việc làm “tạo tiếng vang”, thiếu trách nhiệm, tạo cảm xúc, lợi dụng,
kích động phản ứng của người dân trước những vấn đề bức xúc nhất định của xã hội
với những dụng ý, động cơ thiếu trong sáng và vì lợi ích riêng, nhưkêu gọi biểu
tình, cổ vũ tụ tập đông người với những “khẩu hiệu” “bất tuân dân sự” gây sốc.
Những phát ngôn, hành động của những phần tử cơ hội
chính trị trên một số diễn đàn và nhất là trên các trang mạng xã hội đã tạo ra
tâm lý hoài nghi, bất mãn, dao động trong nhân dân, làm mất an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, một số trí thức và người dân cơ hội với “tư
duy tiểu nông”, “tiểu tư sản”,“theo đuôi quần chúng”. Họ đã bỏ qua các nguyên tắc,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà a dua xuôi theo ý kiến, nguyện vọng
của một nhóm nhất định nhân danh “quần chúng” để “lấy lòng quần chúng” nhằm
giành chức quyền, mưu lợi ích riêng; gây bất mãn với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Thậm chí, họ hô hào, lôi kéo những người còn ngộ nhận về dân chủ và dân túy
khác cùng bất mãn và cùng có những hành độngtự phát, vi phạm pháp luật, làm
công cụ chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, một số cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu,
thoái hóa, biến chất, có “tư duy nhiệm kỳ”. Những người này, vì mục đích cơ hội
cá nhân (tranh thủ phiếu bầu), họ đã lợi dụng niềm tin của người dân, nhân danh
“mối quan hệ trực tiếp với nhân dân”, “ý muốn của số đông”, “đại diện cho nhân
dân”, để đưa ra những tuyên bố “gây sốc” trong cộng đồng, với những quan điểm,
lời nói, hành động không đúng với chủ trương, đường lối, nguyên tắc của Đảng,
không đúng quy định pháp lý, thiếu tính khả thi, vượt quá giới hạn thẩm quyền;
hứa suông, nói một đường, làm một nẻo; đề cao lợi ích trước mắt, cục bộ, địa
phương đề cao những lợi ích trước mắt của một bộ phận nhân dân; nhằm mục đích mị
dân, lấy lòng quần chúng trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội.
Những lời nói, hành động của họ dù vô tình hay hữu ý đã hướng hành động của người
dân vào việc làm phức tạp thêm những hạn chế, bất cập của chính quyền, thậm chí
đã kích động quần chúng nhân dân có những hành động tự phát, tức thời chống đối
chính quyền, gây mất ổn định chính trị, xã hội và thiệt hại cho đất nước.
Những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện
nay, dù chưa điển hình và chưa trở thành trào lưu chi phối đời sống chính trị -
xã hội, nhưng nếu không đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời những biểu hiện của chủ
nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay thì hậu quả của nó sẽ vô cùng nguy hiểm: Làm
mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; gây
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân; gây mất ổn định chính trị
- xã hội, ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển
đất nước; làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, ảnh hưởng tiêu cực
đến quan hệ của Việt Nam với các đối tác. Mức độ và phạm vi ảnh hưởng tiêu
cực của các quan điểm, tư tưởng và hành động của chủ nghĩa dân túy đang có nguy
cơ tăng lên trong đời sống xã hội, có khả năng lan rộng và thấm sâu trong đời sống
chính trị - xã hội Việt Nam - trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cơ hội, mị
dân lợi dụng.
Đất nước ta đang trong quá trình chủ động hội nhập
sâu, rộng và toàn diện vào đời sống quốc tế. Trong quá trình đó, chúng ta phải hết
sức cảnh giác và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện của chủ nghĩa dân
túy ở Việt Nam hiện nay.Ngay từ bây giờ, cả hệ thống chính trị và mỗi công dân,
cán bộ, đảng viên cần nhận diện và nhận thức sâu sắc về những tác hại của chủ
nghĩa dân túy đểphòng ngừa,từng bước đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện
của chủ nghĩa dân túy dưới mọi màu sắc.
T.V.H - H2
Chống chủ nghĩa dân túy
Trả lờiXóa