Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đang đi dần đến hồi kết, thắng lợi có lẽ thuộc về ứng cử viên Joe
Biden của phe Đảng Cộng hòa. Do đặc điểm chính trị, kinh tế, địa lý của nước Mỹ,
bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra khác tất cả các nước khác trên thế giới. Mặc dù
hình thức bầu cử vẫn là phổ thông đầu phiếu, nhưng kết quả thắng cử của ứng cử
viên Tổng thống Mỹ lại phụ thuộc vào số phiếu bầu của đại cử tri ở từng bang của
nước Mỹ, mà lại không căn cứ vào kết quả phổ thông đầu phiếu. Chúng ta không
khó có thể khẳng định, bầu cử ở Mỹ vẫn chỉ là dân chủ hình thức mà thôi, bầu cử
ở Mỹ không thể bổ túc kiến thức chính trị dân chủ ở bất cứ nước nào trên thế giới,
nhất là cho tình hình chính trị dân chủ ở Việt Nam.
Trong lịch sử xã hội loài người, dân chủ có từ rất sớm, đó là quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân trên tất cả các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là quyền lực
đó phải được thực thi trên thực tế và phải bảo đảm bằng pháp luật của Nhà nước.
Các hình thức dân chủ cơ bản đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, hai
hình thức này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Để thực hiện hình thức dân chủ
đại diện thì phải cần đến hình thức dân chủ trực tiếp, nghĩa là thông qua việc
bỏ phiếu kín, trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, công bằng, công khai và minh
bạch, để lựa chọn cho mình một đại biểu ưu tú dựa trên ý chí quyết định của
chính mình.
Nhìn nhận lịch sử bầu cử Tổng thống nước Mỹ, chúng ta thấy rất rõ, nó
cũng không thực hiện theo hình thức dân chủ trực tiếp, mà cũng chẳng qua hình
thức dân chủ đại diện. Các Đại cử tri do phổ thông đầu phiếu bầu lên, để đại diện
cho đại đa số người dân Mỹ trong bầu cử Tổng thống Mỹ. Song, thực tế đã xuất hiện
tình trạng tiếng nói của Đại cử tri không phản ánh đúng quan điểm của cử tri phổ
thông, khi Đại cử tri không giữ cam kết ủng hộ ứng cử viên Tổng thống như sự lựa
chọn của cử tri phổ thông. Và thực tế đã có năm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nhất
là các năm 2000 và năm 2016 đã xảy ra cuộc bầu cử tổng thống trong đó ứng cử viên
chiến thắng đã mất phiếu phổ thông trên toàn quốc, được coi là những
cuộc bầu cử gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Điều đó khẳng định
rằng, người trúng cử Tổng thống Mỹ không phải là người đại diện cho đại đa số
người dân Mỹ và trái với một nền dân chủ phấn đấu cho tiêu chuẩn “một người, một
phiếu”. Nền dân chủ như vậy, hoàn toàn kém xa so với nền dân chủ thực sự ở Việt
Nam, nó không thể bổ túc cho tình hình chính trị dân chủ ở Việt Nam được.
Lưu Đình Trang - LGH
Bầu cử thế này mà gọi là dân chủ sao?
Trả lờiXóaDân chủ mà gian lận, đấu đá nhau sợ quá
Trả lờiXóa