Việt
Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch
sử của dân tộc. Đức tin, giáo lý và sự thờ phụng của đồng bào theo các tôn giáo
khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước,
truyền thống văn hóa và luôn đồng hành cùng dân tộc ta. Đảng và Nhà nước ta
luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân
tộc. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân
theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 2013),
Điều 24 quy định “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào… 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng
để nhân dân ta thực hiện quyền bình đẳng trong chính sách tự do tôn giáo theo
nguyên tắc: bình đẳng về tín ngưỡng, bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và bình đẳng
về pháp luật.
Tôn
giáo là hiện tượng xã hội phức tạp bao gồm ý thức về lực lượng siêu nhiên, tổ
chức, hoạt động tôn thờ lực lượng siêu nhiên mà sự tồn tại và phát triển của nó
là do sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người. Xét
về mặt xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội quan hệ chặt chẽ với nhau bởi
các giáo luật, giáo lý và chịu sự chi phối của giai cấp cầm quyền. Trong xã hội
cũ, giai cấp bóc lột lợi dụng tôn giáo như là một công cụ để nô dịch quần chúng
nhân dân lao động.
Xét
về bản chất, tôn giáo phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên
và xã hội. Con người sáng tạo ra tôn giáo rồi ừở thành nô lệ của tôn giáo. Tuy
nhiên, tôn giáo cũng hàm chứa những giá trị văn hoá, đạo đức phù hợp với xã hội
mới. Tôn giáo có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội theo cả hai chiều tiêu cực
và tích cực.
Vấn
đề tôn giáo được hiểu chung: là lĩnh vực tôn giáo, có khi được hiểu chỉ là những
vấn đề nảy sinh tiêu cực trong các mối quan hệ giữa tôn giáo với cộng đồng xã hội
trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, ở bài thu hoạch này, tôi đề cập đến những vấn
đề nảy sinh trong quan hệ giữa đồng bào có tôn giáo với đồng bào không tôn giáo
và các tôn giáo với nhau ở Việt Nam.
Việt
Nam là một quốc gia đa tôn giáo; đa số người dân có tín ngưỡng tôn giáo. Theo số
liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 thì toàn quốc có
19.661.437 người xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó. Đến thời điểm Tổng điều
tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trong
đó, Phật giáo có trên 15 triệu tín đồ, trên 30 nghìn chức sắc, 42 trường đào tạo
và gần 18,5 nghìn cơ sở thờ tự; Công giáo có trên 7 triệu tín đồ, gần 7,5 nghìn
chức sắc, 10 trường đào tạo và gần 7,8 nghìn cơ sở thờ tự; Cao đài có trên 1,1
triệu tín đồ, gần 13,5 nghìn chức sắc, 1 trường đào tạo và gần 1,2 nghìn cơ sở
thờ tự; Tin lành có trên 1 triệu tín đồ, trên 2 nghìn chức sắc, 1 trường đào tạo
và trên 600 cơ sở thờ tự... Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Ngoài ra
còn có hơn 100 tổ chức, hệ phái, nhóm tôn giáo khác chưa được đăng ký, hoạt động
hoặc chưa đủ điều kiện công nhận về tổ chức và hàng chục hiện tượng “tôn giáo mới”,
trong đó có một số hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo mang tính chất “đạo lạ”, “tà
đạo” có hoạt động ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, đạo đức, lối sống, phong tục,
tập quán, văn hoá, sức khoẻ nhân dân.
Hiện
nay, các hoạt động lợi đụng tôn giáo để chống phá chính, quyền tạm thời lắng xuống
so với năm 2017 trở về trước. Các vụ việc, tập trung đông người, biểu tình, tuần
hành của giáo dân. cơ bản ôn hoà (hầu hết các cuộc biểu tình, tuần hành đều
trong khuôn viên nhà thờ), không xảy ra xô xát với lực lượng chức năng địa
phương. Theo nhận định của các cơ quan chức năng, có 4 lý do chính sau đây:
Một
là, do có sự quan tâm chi đạo quyết liệt của các cơ quan chức năng Trung ương,
hệ thống chính trị các địa phương được quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu
qụả lãnh đạo, chi đạo, điều hành ở cơ sở. Đã phát động được phong trào quần
chúng rộng khắp, tổ chức được đông đảo lực lượng, mọi tầng lóp nhân dân tham
gia đấu tranh vạch trần bộ mặt chống đối, phản động của số linh mục cực đoan,
cơ hội chính trị.
Hai
là, các cơ quan truyền thông từ Trung ương đến địa phương đồng loạt tuyên truyền,
đấu tranh trực diện vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của số chức sắc Công
giáo cực đoan, phản động trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng (gồm
có không gian mạng, trong đó Lực lượng 47 của Quân đội cũng đóng vai trò quan
trọng trên mặt trận này).
Ba
là, về mặt ngoại giao: Đảng và Nhà nước ta đã có những hoạt động ngoại giao hiệu
quả với Vatican về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam (thoả thuận tăng cường quan hệ giữa
Việt Nam và Tòa thánh, tiến tới nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh
Vatican từ mức Đặc phái viên không thường trực lên mức Đặc phái viên thường trú
và đặt Cơ qụan Thường trú Vatican tại Hà Nội trong thời gian tới).
Tuy
nhiên, với bản chất không thay đổi của một số linh mục chống Cộng, điển hình là
Linh mục Nguyễn Thái Hợp và một số chức sắc Công giáo cực đoan được sự cổ suý,
hà hơi tiếp sức của một số tổ chức phản động trong và ngoài nước, nhất là “Việt
Tân”, các hoạt động lợi dụng Công giáo để chống phá chính quyền, chống phá Đảng,
Nhà nước, chế độ . không có gì thay đổi:
Chúng
triệt để lợi dụng những, sơ hở, thiếu sót trong quá trình thực hiện các chủ
trương, chính sách của một số địa phương để tạo ra mâu thuẫn giữa Nhân dân với
chính quyền. Các hoạt động chống phá được chuẩn bị từ trước, có kế hoạch tổ chức
chặt chẽ, bài bản, có sự liên kết, hậu thuẫn, phối hợp của các tổ chức phản động
trong và ngoài nước, nhất là “Việt Tân”, các tổ chức “Xã hội dân sự” và số cơ hội
chính trị (phía Bắc lấy địa chỉ Nhà thờ Thái Hà, phía Nam lấy số 38/Kỳ Đồng/TP.
HCM làm trung tâm liên kết).
Những
vấn đề đáng chú ý: Chúng chỉ đạo Tiểu ban Công lý và Hoà bình tích cực thu thập
thiếu sót, sơ hở của chính quyền (như: vấn đề môi trường; lạm thu phí tại các
trường học, vấn đề chống tham nhũng, dự thảo Luật Đặc khu...) để xuyên tạc, vu
cáo; tổ chức tuyên truyền xuyên tạc sau 2 năm xảy ra sự cố môi trường biển; tổ
chức gặp gỡ Đại sứ 4 nước (Thuỵ Điển, Canada, Na Uy, New Zealand) tại Giáo phận
Vinh; cử số linh, mục cực đoan cùng số đối tượng “Việt Tân” tham gia điều trần
về tình trạng nhân quyền của Việt Nam tại Úc... gửi thư ngỏ tới Chủ tịch Quốc hội
để phản đối việc thông qua Luật Đặc khu; gặp gỡ số trí thức bất mãn vận động,
kích động giáo dân xuống đường biểu tình, tuần hành, kêu gọi hiệp thông; tổ chức
Thánh lễ Công lý Hoà bình và “tri ân thương phế binh Việt Nam cộng hoà” để
tuyên truyền xuyên tạc. Một số linh mục cực đoan còn sử dụng Nhà thờ làm nơi cất
giấu băng rôn, khẩu hiệu, chứa chấp đối tượng chống đối chính trị.
Các
hoạt động chống đối ngày càng can thiệp sâu vào công việc của chính quyền, như:
Ép buộc đảng viên là người theo Công giáo xin ra khỏi Đảng (đã có 01 đảng viên
là cán bộ công an nghỉ hưu tại Đồng Hới, 01 đảng viên xã Quảng Vân, huyện Ba Đồn,
Quảng Bình xỉn ra khỏi Đảng để hoạt động tôn giáo); vu cáo lạm thu các loại phí
của nhà trường để ngăn cản học sinh đến trường (Từ 17/9 đến 29/9 đã có 3.723 học
sinh thuộc tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh không đến trường học); linh, mục Nguyễn
Công Bắc, quản xứ Vạn Lộc, xã Nam Lộc/huyện Nam Đàn, Nghệ An; Linh mục Hồ Huy
Tường quản xứ Yên Hoà, xã Quỳnh Vinh/thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã rao giảng,
tuyên truyền xuyên tạc ngăn cản thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm
2019; dựng barie ở lối vào thôn xóm mà họ cho là khu đất đang tranh chấp giứa
giáo xứ với chính quyền... Tại Hà Nội, ngày 09/5/2018, Dòng thánh Phaolô Hà Nội
mang băng rôn kéo đến trụ sở UBND phường Trần Hưng Đạo và UBND quận Hoàn Kiếm
gây áp lực, yêu cầu dừng thi công công trình tại số 5/Quang Trung/Hà Nội; ngày
03/12/2018 vừa qua, 17 linh mục thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội đến trụ sở UBND quận
Hoàn Kiếm (126/Hàng Trống/Hà Nội, để yêu cầu dừng việc thi công công trình tại
số 29 phố Nhà Chung)...
Ghi
hình, phát sóng, tán phát lên mạng xã hội để lấy tiền tài trợ từ nước ngoài: Tại
Quảng Bình, một số giáo xứ hưởng ứng “thư ngỏ” của Nguyễn Thái Hợp, treo băng
rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi phản động phản đối Luật An ninh mạng, dự thảo Luật
Đặc khu tiến hành quay phim, chụp ảnh tán phát lên mạng xã hội và gửi ra nước
ngoài để lấy tiền tài trợ.
Đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động giáo dân mở rộng “Đất thánh”: Chỉ
tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn QK4 đã xảy ra gần 100 vụ/gần
5.000 lượt người khiếu kiện, đình công liên quan đến vấn đề môi trường, an sinh
xã hội và đất đại liên quan đến Công giáo. Tại TP. HCM, Dòng Mến thánh giá Thủ
Thiêm khiếu kiện không di dời cơ sở tôn giáo khỏi khu Đô thị. Tại Thừa Thiên Huế,
Đòng Thiên An đòi 105 ha đất... Tính từ năm 2017 đến nay, tại khu vực miền
Trung đã có hơn 20 vụ hiến tặng, mua bán, chuyển nhượng với gần 140.000 m2 đất;
31 vụ lấn chiếm đất công với diện tích hơn 130.000 m2; 16 công trình tôn giáo
xây đựng trái pháp luật. Nhân kết thúc mùa Vọng - Lễ Noel 2018, các giáo phận:
Vinh, Bắc Ninh, Bùi Chu đã xuất hiện hơn 10 địa điểm giáo xứ cố tình xây tượng
Chúa Giê-Su, hang đá trên nền đất không phải của giáo xứ, mục đích, nhằm biến đất
của chính quyền thành đất tranh chấp giữa chính quyền và giáo xứ...
Phương
thức, thủ đoạn hoạt động chống phá ngày càng trực diện, công khai, can thiệp
sâu hơn vào các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và công
việc của chính quyền. Phương tiện hiệu hữu nhất hiện nay là chúng lợi đụng
không gian mạng, lợi dụng ‘‘Thánh lễ” để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chính
quyền, kích động giáo dân tuần hành, biểu tình trên phạm vi rộng.
Cùng
với vấn đề Công giáo, những năm gần đây, trên địa bàn cả nước xuất hiện những“hiện
tượng tôn giáo mới” trái pháp luật Nổi lên là “Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ ”
và "Pháp luân công”.
Đối
với Pháp Luân Công, hiện nay, tổ chức này đã có những hoạt động mang màu sắc
chính trị, vi phạm pháp luật, phá hoại an ninh trật tự, với âm mưu, thủ đoạn và
hình thức hoạt động phức tạp khó lường, núp bóng các hoạt động rèn luyện sức khỏe,
tu sửa tâm tính, lợi dụng các yếu tố tâm linh, tinh thần nhằm lôi kéo quần
chúng tham gia, trong đó có cả đảng viên; có dấu hiệu chính trị đối lập, phản
văn hóa, khoa học gây mất an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội. Nhà nước
ta đã khẳng định không công nhận, không cấp đăng ký sinh hoạt đối với Pháp Luân
Công và không để Pháp Luân Công công khai về tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào.
Đối với “Hội thánh của Đức Chúa trời mẹ”, xuất
hiện ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước, với gần 130 điểm nhóm, và khoảng
4.000 người tin theo. “Hội thánh của Đức Chứa trời Mẹ” có những hoạt động mê
tín dị đoan, phức tạp gây mất an ninh trật tự, xâm hại đạo đức xã hội, chia rẽ
người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, gây
tiêu cực xã hội, bỏ học, bỏ làm và có dấu hiệu trục lợi. Lợi dụng tình hình
trên, các thế lực phản động, thù địch đã lợi dụng không gian mạng tuyên truyền,
tung hô, cổ súy cho các hiện tượng tôn giáo trái pháp luật này.
H.A.T-H1
Không để bọn phản động, quá khích lợi dụng tôn giáo
Trả lờiXóa