Pháo hoa khi có tác động
sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt
không gây ra tiếng nổ.
Pháo nổ khi có tác động
sẽ gây ra tiếng nổ hoặc tiếng rít và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Khái niệm pháo nổ và
pháo hoa lần đầu tiên được nêu cụ thể tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực
từ ngày 11/1/2021 thay thế nghị định 36/2009 hiện hành.
Các cơ quan, doanh nghiệp,
cá nhân có "năng lực hành vi dân sự đầy đủ" mới được sử dụng pháo hoa
lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm, theo điều 17
Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Ngoài dịp này, ai tự ý đốt pháo hay đốt pháo nhập lậu
sẽ bị xử phạt hành chính 1-2 triệu đồng, theo điều 10 Nghị định 167/2013.
Theo nghị định mới, pháo
hoa là loại pháo chỉ phát sáng chứ không gây ra tiếng nổ. Ví dụ, pháo bông,
pháo điện, pháo phụt, que hương phát sáng,... hoặc pháo khi bắn lên trời không
gây ra tiếng nổ mà chỉ toé sáng.
Một số
loại pháo người dân được đốt (ảnh minh họa)
Dù người dân được phép đốt
pháo hoa song việc sử dụng pháo nổ hoặc pháo hoa nổ (loại nằm trong pháo nổ) vẫn
bị nghiêm cấm.
Với quy định mới, không
có nghĩa là người dân được đốt pháo thoải mái mà phải có đủ năng lực hành vi
dân sự và đốt đúng loại, đúng thời gian. Năng lực hành vi dân sự được hiểu đơn
giản là người đủ từ 18 tuổi trở lên, không bị các vấn đề về tâm lý dẫn đến mất
nhận thức hay không làm chủ được hành vi.
Tổ chức, cá nhân chỉ được
đốt pháo mua tại các tổ chức doanh nghiệp có giấy phép sản xuất, kinh doanh pháo
hoa, nghị định 137/2020/NĐ-CP nêu.
N.H.B-H3
hãy thực hiện đúng quy định của pháp luật
Trả lờiXóaRất ý nghĩa, cần được nhân rộng thông tin
Trả lờiXóa