Trong
những năm qua, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách đẩy mạnh chiến lược “Diễn
biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, chống phá cách mạng Việt Nam một cách toàn diện
trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự, quốc phòng, an
ninh... đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Ngày nay, internet không
chỉ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, mà còn
góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh cho tất cả quốc gia trên hành tinh. Với lợi
thế mà internet tạo ra đã giúp con người xóa nhòa mọi không gian, địa lý, tháo
bỏ mọi rào cản tương tác. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra nhiều tiện ích cho
con người, mạng xã hội cũng mang lại những thách thức to lớn đối với các quốc
gia, dân tộc trên toàn thế giới. Thậm chí không ít nhà khoa học đã đưa ra cảnh
báo rằng, mạng xã hội có thể sẽ gây ra “thảm họa” nếu không được kiểm soát chặt
chẽ Bằng chứng là hiện nay, các cuộc tấn công mạng có chủ đích không chỉ phá hoại
các mục tiêu, công trình quan trọng về an ninh quốc gia mà còn chiếm đoạt thông
tin, tài liệu bí mật, chiếm đoạt để sử dụng các hệ thống dữ liệu lớn, dữ liệu
nhanh phục vụ các ý đồ chính trị và hoạt động phạm tội. Khác với thế giới thực,
những thông tin trên “thế giới ảo” - mạng xã hội, rất khó kiểm chứng nên dễ bị
kẻ xấu và thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng cho mưu đồ đen
tối của mình. Phương cách mà chúng thường sử dụng là tạo dựng, phát tán các
thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, biến không thành
có, thật - giả lẫn lộn để lôi kéo, kích động, hướng dư luận theo quan điểm sai
trái, thù địch Đồng thời, chúng triệt để lợi dụng các báo điện tử, blog cá nhân
để làm “nóng” các vấn đề của đất nước như tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng
phí... tạo bức xúc, nghi ngờ, bất bình trong xã hội, kích động tâm lý bất mãn với
chính quyền. Và thông qua mạng xã hội, chúng ra sức tuyên truyền phá hoại tư tưởng,
tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước, lực lượng vũ trang nhằm phá hoại nội bộ, tác động tiêu cực tới nhận
thức, quan điểm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó, gây tâm lý
hoang mang, hoài nghi, làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội. Trên không
gian mạng hiện nay, các thế lực này đã tỏ rõ ý đồ tập hợp lực lượng và thời cơ
đến để thực hiện lật đổ chính quyền. Trong những năm gần đây và đặc biệt là từ
năm 2018 đến nay, hoạt động của các thế lực thù địch và tổ chức, cá nhân chống
đối có nhiều diễn biến phức tạp, leo thang, nguy hiểm trên không gian mạng. Trước
đây, chúng tuyên truyền về nhân quyền, dân chủ nhưng hiện nay trên không gian mạng,
các thế lực thù địch đang bày tỏ một ý đồ rất rõ rệt là phải tập hợp được lực
lượng và thời cơ đã đến để lật đổ chính quyền bằng “cách mạng màu”, “cách mạng
đường phố”. Về phương thức và thủ đoạn, chúng đang thay đổi theo hướng manh động,
liều lĩnh kết hợp giữa phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ kích động xu hướng ly
khai Đảng, bỏ Đảng gắn với hoạt động biểu tình, bạo loạn, khủng bố, ám sát cán
bộ khi có cơ hội. Và không gian mạng là môi trường chủ yếu để các thế lực thù địch
triệt để lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân ta bằng 3 thủ đoạn
chính như sau:
Đầu
tiên là lợi dụng các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube kết hợp với các
đài phát thanh tiếng Việt ở hải ngoại và các tờ báo phản động ở nước ngoài để
ra sức tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa
đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhằm
phá hoại nội bộ. Đồng thời, chúng sử dụng các đối tượng trong nước để thu thập
thông tin, trả lời phỏng vấn về các vấn đề nhạy cảm, phức tạp để phát tán tài
liệu, video tạo ra các “chiến dịch truyền thông” nhằm tuyên truyền phá hoại tư
tưởng, tấn công trực diện vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của
Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng xuyên tạc, bịa đặt,
vu khống, bôi nhọ nhằm hạ uy tín lãnh đạo của Đảng, công khai bày tỏ quan điểm
đối lập, khơi gợi hận thù chế độ, ca ngợi chế độ cũ, khai thác tâm lý bức xúc của
người dân, gây chia rẽ trong nhân dân... Những hoạt động tuyên truyền của chúng
với dã tâm cực kỳ nham hiểm và thâm độc nhằm tác động thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thực tế đã có nhiều trường hợp cán bộ, đảng viên
hưởng ứng tham gia tụ tập biểu tình gây mất an ninh trật tự, phát ngôn, trả lời
phỏng vấn báo, đài nước ngoài với nội dung xấu, hưởng ứng phong trào bỏ Đảng.
Thứ
hai là từ không gian mạng, các đối tượng phản động, các thế lực thù địch và những
phần tử cơ hội chính trị thực hiện việc hướng dẫn cách thức chế tạo chất nổ, vũ
khí, cách thức tiến hành khủng bố, phá hoại, gây rối an ninh, biểu tình,
livestream các vụ việc nhạy cảm, tụ tập biểu tình, khiếu kiện... Mục đích của
chúng là kêu gọi cộng đồng mạng và những người cơ hội chính trị, kẻ bất mãn
tham gia bình luận, chia sẻ, tạo “điểm nóng”. Từ đây, chúng nhằm tạo ra trong mắt
của nhân dân và cộng đồng quốc tế một xã hội Việt Nam bất ổn, một nhà nước bị
chia rẽ, bộ máy công quyền tham nhũng, quan liêu... Cụ thể là tổ chức khủng bố
“Việt Tân” đã tán phát lên internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng, mìn hẹn giờ
để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát... Các đối tượng gây ra vụ nổ tại
Cục Thuế tỉnh Bình Dương ngày 30-9-2019; vụ nổ nhà giữ xe của Công an thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày 27-12-2017 và vụ nổ tại trụ sở Công an phường
12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh vào ngày 20-6-2018..., đã khai nhận do tổ chức
“Việt Tân” hướng dẫn cách chế tạo bom xăng, mìn, bom hẹn giờ nhằm mục đích phá
hoại.
Thứ
ba là chúng sử dụng internet để kêu gọi, lôi kéo tập hợp lực lượng thành lập
các nhóm phản động. Phương thức hoạt động của các tổ chức phản động trên mạng rất
tinh vi và xảo quyệt. Ban đầu, chúng theo dõi phản ứng của những người tham gia
mạng xã hội hưởng ứng đồng tình trước những thông tin kích động, xuyên tạc mà
chúng đã đăng tải. Sau đó, chúng chủ động kết nối với đối tượng, lúc đầu thăm
dò, tiến tới là kích động và đánh giá xu hướng phản kháng để tạo ra sự đồng thuận
trong hoạt động như biểu tình hay đòi đa đảng, lật đổ chế độ. Tiếp đến, chúng kết
nạp những thành viên này vào tổ chức của chúng, khi đạt được sự tin tưởng nhất
định thì chúng sẽ triển khai một số phần mềm truyền thông như Skype, Viber,
Zalo... để hướng dẫn tạo tài khoản mới nhằm tiếp tục trao đổi hoặc giới thiệu tham
gia vào nhóm kín để kết nối với các đối tượng khác. Khi đã tin tưởng đến cấp độ
nhất định, chúng offline và liên hệ với nhau trên thực tế, hình thành kết nối để
chống phá. Đồng thời, chúng sử dụng các fanpage trên mạng, chúng kêu gọi tập hợp
lực lượng, hình thành và công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trá hình; sử dụng
internet và mạng xã hội để bày tỏ quan điểm đối lập, đòi đa nguyên, đa đảng; dụ
dỗ các đối tượng bị phạt tù, các nhà báo, nhà văn, cán bộ, đảng viên sai phạm,
thoái hóa biến chất viết bài với nội dung xấu tung lên mạng xã hội; phát tán rộng
rãi các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chính trị xấu, độc, phản động. Để việc
đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái và ngăn chặn hiệu quả các âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng, chúng
ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp quan trọng và hữu
hiệu nhất là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân, đồng thời vạch mặt,
chỉ tên những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Đây là giải
pháp quan trọng hàng đầu, là nội dung cốt lõi của công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng cho nhân dân. Vì nhận thức là cơ sở của hành động và định hướng hành động,
một khi nhận thức đúng thì mới có trách nhiệm cao và hành động hiệu quả
N.M.Đ-H8
Thủ đoạn vô cùng tinh vi, mọi người cần cảnh giác cao
Trả lờiXóa