Trong
bối cảnh cuộc đối đầu địa chiến lược ngày càng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc
hiện nay đang mang đến cho Việt Nam những rủi ro, mà nghiêm trọng nhất là có thể
kéo Việt Nam vào một cuộc chơi quyền lực mới, khó giữ được thế cân bằng trong
quan hệ nước lớn nếu không tìm được những đối sách phù hợp. Do đó việc nhận diện,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc, thù địch về khả năng xác
lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là cần thiết, cấp bách.
Việt Nam cần phân tích những cái sai của các quan điểm này:
Thứ
nhất, xác lập quan hệ “Đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ có thực sự ngăn chặn tham
vọng của Trung Quốc và giảm áp lực của nước này với Việt Nam?
Những
quan điểm cho rằng, Việt Nam cần nhanh chóng xác lập quan hệ “Đối tác chiến lược”
với Mỹ để đối phó với những tham vọng của Trung Quốc đều dựa trên lập luận là:
nếu có được điều đó Trung Quốc sẽ không dám chèn ép Việt Nam và nếu xung đột,
chiến tranh giữa hai nước thì Mỹ sẽ bảo vệ Việt Nam. Việt Nam cần phải tỉnh táo
nhìn nhận, quan điểm này chỉ là sự suy diễn với mệnh đề “nếu - thì” không có cơ
sở bảo đảm. Việt Nam không nên ảo tưởng rằng, khi có quan hệ “Đối tác chiến lược”
với Mỹ, thì Trung Quốc không dám “làm gì”Việt Nam là do đã có Mỹ bảo vệ. Chắc
chắn điều này sẽ không bao giờ xảy ra.Vì, trong quan hệ quốc tế hiện nay các quốc
gia đều để cao lợi ích của mình, mà lợi ích của Mỹ với Trung Quốc lớn gấp nhiều
lần lợi ích với Việt Nam. Nên logic chắc chắn là Mỹ và không bao giờ vì Việt
Nam mà chỉ phản ảnh là nước này đang lôi kéo Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc.
Thứ
hai, có đúng Mỹ đã “bật đèn xanh” và sản vàng ký Đối tác chiến lược" với
Việt Nam? - Trong thời gian qua, những thông điệp từ phía Mỹ gửi đến Việt Nam
qua các nhiệm kỳ tổng thống đã có những điều chỉnh. Ví dụ, tại buổi tiếp Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Mỹ năm 2015, Cựu Tổng thống Obama đã
khẳng định là Mỹ không tìm cách thay đổi chế độ Việt Nam. Đồng thời trong chuyển
đến thăm Việt Nam năm 2016, ông Obama đã quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát
thương đối với Việt Nam. Tổng thống Donald Trump đã hai lần đến thăm Việt Nam
nhưng hầu như không có phát biểu điều gì chỉ trích về vấn đề nhân quyền, dân chủ
như những người tiền nhiệm. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong buổi
nói chuyện tại Học viện Ngoại giao (Việt Nam) cũng khẳng định: "Chúng tôi
sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của các nước đồng minh và đối tác, nhất là Việt Nam,
để đảm bảo tự do hàng hải và cơ hội phát triển kinh tế khu vực”. Nhưng tất cả
những điều này không nói đến việc Mỹ đã sẵn sàng ký “Đối tác chiến lược” với Việt
Nam.
Suy
ngẫm và một số kiến nghị mang tính giải pháp trong xử lý quan hệ nước lớn Mỹ -
Trung và quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới.
Thế
giới hiện nay đang diễn tiến theo xu thế hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp
tác và phát triển. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và xã hội"siêu
thông minh”- 5.0, đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các lĩnh vực của đời sống
con người ở cả tầng quốc gia lẫn quốc tế.
Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại theo hướng cạnh tranh
gay gắt nhưng cũng sẵn
sàng thỏa hiệp với nhau để bảo vệ lợi ích cốt lõi của quốc gia, dân tộc mình. Để
bảo vệ chủ quyền, hộp tác, phát triển đất nước, nâng cao vị thế, vai trò Việt
Nam trong hội nhập quốc tế cần:
Thứ
nhất, về xử lý quan hệ nước lớn giữa chiến
lược ở khu vực.
Mỹ
và Trung Quốc trong
những năm tới Mỹ sẽ tiếp tục điều chỉnh ở
khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương làm canh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng cắt và chuyển sang giai đoạn mới quyết liệt
hơn, toàn diện hơn. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung sẽ tạo thêm khó khăn cho
các nước vừa và nhỏ trong việc xử lý quan hệ với các nước lớn. Việt Nam cũng
như các nước vừa và nhỏ sẽ khó khăn hơn trong việc thực hiện phương châm “đa
phương hóa, đa dạng hóa”, thậm chí áp lực “chọn bên trên một số lĩnh vực ngày
càng tăng. Đối với cặp quan hệ nước lớn này Việt Nam cần thực hiện tốt những vấn
đề sau:
Trước
tiên, trong quan hệ quốc tế, sức mạnh của nước lớn có thể khiến những quốc gia
nhỏ hơn phải xem xét ý kiến, quan điểm, hành động của mình trước khi tự ý hành động. Thực hiện đối trọng và cân bằng
về lợi ích trong quan hệ với các nước lớn là nguyên tắc, là một trong những tư
tưởng chỉ đạo chiến lược của Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ và
Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng cường
quốc trong những giai đoạn khác nhau để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Hơn nữa,
Việt Nam cần tích cực, chủ động, linh hoạt tìm lợi ích chung để tranh thủ sự đồng
tình, ủng hộ, thân thiện với và từ các nước lớn, kiên trì hợp tác, tranh thủ sự
ủng hộ, dù là sự ủng hộ nhỏ nhất từ phía họ.
Tiếp
theo, Việt Nam đang đứng trước một bài toán nan giải: duy trì mối quan hệ tốt với
Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ vững chắc hơn với Mỹ. Là một nước nhỏ và láng giềng
của Trung Quốc, Việt Nam không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc mà muốn
hợp tác với cả hai. Do vậy, nếu
can dự vào khu vực thì Việt Nam mong muốn cả Mỹ và Trung Quốc đều có thái độ tích cực,
rõ ràng,
chủ động cũng như công khai, minh bạch không để các nước trong khu vực phải lựa chọn bên này hay bên kia.
Trong
bối cảnh đối ngoại của Việt Nam trước sự cạnh
tranh chiến lược Mỹ - Trung, không chỉ làm đo tránh không để bị rơi vào “thế kẹt”,
mà quan trọng hơn là phải đưa ra được dự báo chính
xác là cuộc cạnh tranh đó đến lúc nào sẽ chuyển sang thỏa hiệp và thỏa hiệp
trên những lĩnh vực gì, mức độ đến đâu để đưa ra những đối sách phù hợp, giảm
thiểu tối đa những tác động tiêu cực.
Ngoài
ra, đối ngoại trong hội nhập quốc tế Việt Nam phải luôn thấu tình, đạt lý,
tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, hợp tác quốc tế rộng rãi. Việt Nam cần mềm dẻo
và linh hoạt hơn nữa trong sách lược đối ngoại, nhưng không làm giảm tính chiến
đấu, không làm phai mờ bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó trong đối ngoại, Việt Nam
cũng cần tránh để rơi vào tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một quốc
gia nào trong bảo vệ an ninh - quốc phòng của mình. Mỹ có thể là đối tác quốc
phòng tiềm năng của Việt Nam. Nhưng việc phụ thuộc vào một nước quá nhiều sẽ rất
nguy hiểm bởi chính sách của các nước khác luôn có thể biến động theo thời
gian. Để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, đối ngoại thành công là tránh làm
cho Việt Nam trở thành “con bài” để các nước lớn mặc cả lợi ích với nhau.
Thứ
hai, về quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới
Tháng
7/2020, Việt Nam và Hoa Kỳ tổ chức kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ (1995
- 2020). Quan hệ song phương Việt Nam và Hoa Kỳ trong 25 năm qua nhìn chung
phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mà trụ cột là kinh tế.
Trong thời gian đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ngoài EU.
Mỹ cũng đang trở thành nhà đầu tư ngày càng quan trọng đối với Việt Nam, là nguồn
cung cấp nhiều công nghệ cho Việt Nam thông qua các Công ty đa quốc gia có nguồn
gốc từ Mỹ. Trong các lĩnh vực trao đổi về du lịch và giáo dục đào tạo cũng có
những bước phát triển mạnh. Bên cạnh đó, hai nước cũng có những bước đi trong
việc hợp tác chiến lược và quốc phòng. Đây là những tiền đề tốt đẹp để quan hệ
giữa hai nước tiếp tục phát triển.
NGUYỄN KỶ-KNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét