Nước Mỹ luôn tự hào là một nước dân
chủ. Điều này có lẽ không cần bàn cãi, vì ở đó, họ đã lập ra cả tổ chức để chuyên
đánh giá về sự dân chủ, nhân quyền của các nước trên thế giới. Và qua cuộc bầu
cử tổng thống Mỹ năm 2020, chúng ta càng thấy rõ bản chất của nền dân chủ ấy
qua mấy vấn đề thú vị như sau:
- Thứ nhất, chỉ những người giàu có mới có khả năng để tham
gia tranh cử tổng thống. Có thể thấy rõ điều này, vì để tranh cử tổng thống,
các ứng cử viên phải tổ chức cả một chiến dịch vận động, tốn kém vô cùng nhiều
tiền bạc và công sức. Để thực hiện điều này, họ phải gây được một quỹ tranh cử
to lớn, không những dùng kinh phí của cá nhân mà còn phải có sự ủng hộ của những
nhà tư bản khác. Như vậy, cuộc tranh cử tổng thống, gắn liền với cuộc chạy đua
về kinh tế.
- Thứ hai, tính minh bạch trong bầu
cử. Sau khi kết quả bầu cử được công bố, tổng thống đương nhiệm là ông Trump
không công nhận kết quả, tiến hành khiếu kiện về kết quả bầu cử. Như vậy, có thể
thấy rằng, bản thân ông tổng thống cũng không tin tưởng vào sự minh bạch của hệ
thống mà mình đang quản lý. Vậy thì ai có thể tin tưởng vào một sự minh bạch và
dân chủ của chính quyền ấy?
- Thứ ba, giá trị của phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri
trong bầu cử. Bầu cử là một trong những biểu hiện của nền dân chủ; nó khẳng định
quyền lợi của người dân. Thế nhưng, theo quy định về bầu cử ở Mỹ, ứng cử viên
giành được nhiều phiếu phổ thông (phiếu của mọi người dân) hơn chưa chắc đã là
người thắng cử nếu như không thắng được về phiếu của đại cử tri (phiếu của một
số cá nhân ở các bang); mà ở đây, phải giành được 270 phiếu đại cử tri. Như vậy,
sự tín nhiệm của người dân nước Mỹ đối với một ứng cử viên không bằng được sự
tín nhiệm của một số đại cử tri.
Như vậy, qua cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, chúng ta thấy
rõ hơn về nền dân chủ mà nước Mỹ vẫn tự hào trước thế giới, nền dân chủ mà những
kẻ phản động, hay bọn lưu vong, phản quốc vẫn ca tụng không ngớt lời.
- Mạnh Hưởng - H1-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét