Một trong những thủ đoạn của thế lực phản động và thù địch là ra sức phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong khi đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), của Đảng, Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước và nhiều Văn kiện các Đại hội Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
Trước hết, thế lực phản động
và thù địch đưa ra quan điểm quy chủ nghĩa Mác-Lênin về tư tưởng “đấu tranh
giai cấp là động lực phát triển xã hội”. Về vấn đề này, phải thừa nhận, phát hiện
ra vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp không phải là công lao của Mác. Mác từng
viết: “các nhà sử học tư sản trước tôi rất lâu đã trình bày sự phát triển lịch
sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó, còn các nhà kinh tế học tư bản thì đã trình
bày sự giải phẫu kinh tế của giai cấp. Cái mới mà tôi đã làm ra chứng minh rằng:
(1) Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử
nhất định của sản xuất, (2) Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô
sản, (3) Bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi
giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp”.
Như vậy, Mác không coi đấu
tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội nói chung mà chỉ là một động lực
phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp mà thôi. Trong xã hội cộng sản nguyên
thủy chưa có giai cấp nên chưa có đấu tranh giai cấp, và sau này trong tương
lai khi xã hội không còn giai cấp nữa thì cũng sẽ không còn đấu tranh giai cấp.
Đấu tranh giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát
triển xã hội. Quan điểm khoa học về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa
Mác phản ánh một thực tế khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp, đó là sự
đối kháng giữa các giai cấp: bóc lột và bị bóc lột, thống trị và bị trị, áp bức
và bị áp bức. Do đó, đấu tranh giai cấp trong các xã hội này là tất yếu khách
quan, góp phần thúc đẩy xã hội vận động, phát triển lên những hình thái cao hơn.
Chủ nghĩa Mác không bao giờ coi đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất trong xã
hội có giai cấp. Ngoài động lực này, còn một loạt động lực khác, như sự phát
triển của lực lượng sản xuất, nhu cầu, lợi ích, lý tưởng, khoa học – kỹ thuật…
Vì vậy không nên cường điệu động lực đấu tranh giai cấp. Việc nhận thức và giải
quyết vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp phải phù hợp với thực tiễn, điều kiện
lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc và phù hợp với từng giai đoạn của cách
mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng so sánh: ở phương Tây đấu tranh giai cấp rất
quyết liệt, còn ở phương Đông, những nước như “Ấn Độ hay Trung Quốc về mặt cấu
trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời Trung cổ cũng như thời cận
đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây. Đối với Việt Nam cũng
vậy, vì Việt Nam vốn là một xã hội phương Đông cổ truyền, nông nghiệp lạc hậu,
hơn 90% dân số là nông dân, phân hóa giai cấp chưa sâu sắc. Từ khi thực dân Pháp
xâm lược nước ta, yêu cầu đoàn kết dân tộc nổi lên hàng đầu để tập hợp các lực
lượng, các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội để cứu nước, giải phóng dân tộc.
Vì vậy, Hồ Chí Minh đã phê phán quan điểm giáo điều của một số người về đấu
tranh giai cấp ở Việt Nam: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra
khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm
cho đúng”. Chúng ta không được phép lẫn lộn quan điểm khoa học về đấu tranh
giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin với quan điểm hữu khuynh phủ nhận đấu tranh
giai cấp hoặc quan điểm tả khuynh cường điệu đấu tranh giai cấp, thiên về trấn áp
bạo lực, hoặc mượn danh đấu tranh giai cấp để đấu tố, trấn áp những người không
theo đường lối của mình, có tính chất bè phái như đã từng xảy ra ở một số nước
XHCN trước đây.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có
những nhận thức mới về chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp. Hội nghị
Trung ương 6 khóa VI (3/1989) lần đầu đã sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị”
thay cho khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản” và sau này rất ít sử dụng. Về
đấu tranh giai cấp, Đại hội IX của Đảng nhận định: Mối quan hệ giữa các giai cấp,
các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn
kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp giai đoạn hiện nay là thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước
nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội; đấu tranh ngăn chặn những tư
tưởng và hành động tiêu cực, hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo
vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh
phúc. Đại hội IX xác định động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết
toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng
lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi
tiềm năng và nguồn lực từ các thành phần kinh tế của toàn xã hội. Đến Đại hội
XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa
quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở
vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc…
Như vậy, Đảng ta không phủ nhận
đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, song quan niệm về đấu tranh giai cấp cũng
như động lực phát triển đất nước phù hợp hơn với sự thay đổi về kinh tế, chính
trị, xã hội của đất nước, với nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ đổi mới.
Tiếp theo thế lực phản động,
thù địch tuyên truyền, quy chụp và áp đặt về cái gọi là “chủ nghĩa chia rẽ và cực
đoan thể hiện dưới hình thức chủ nghĩa Mác-Lênin”, cho rằng nó đối lập với tư tưởng
“đoàn kết và thống nhất của học thuyết Hồ Chí Minh”. Chủ nghĩa Mác-Lênin là một
hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học phản ánh những quy luật khách quan của
thế giới, dựa trên phương thức biện chứng duy vật với các quan điểm khách quan,
toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn chứ không phải dựa trên sự
chia rẽ và cực đoan, phiến diện.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản, Mác và Ăng-ghen đưa ra khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới hãy đoàn kết lại”.
Sau Lênin bổ sung thêm: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức hãy đoàn
kết lại”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng các chính đảng cách mạng,
Mác và Ăng-ghen, Lênin đều yêu cầu phải đoàn kết, thống nhất để tạo thành sức mạnh
của tổ chức cách mạng. Lênin coi giữ gìn sự đoàn kết trong đảng cộng sản như giữ
gìn con ngươi của mắt mình. Thực tế cách mạng Việt Nam cho thấy khi nào đoàn kết
thì thắng lợi, chia rẽ thì thất bại. Hồ Chủ tịch đã tổng kết “Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Cương lĩnh (bổ sung và
phát triển năm 2011), Đảng rút ra bài học quan trọng “Không ngừng củng cố, tăng
cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết
quốc tế”.
Trước hiện thực cách mạng như
vậy, nhưng cũng có ý kiến cho rằng “ngày nay chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan làm
cho Việt Nam hòa bình đã hơn 40 năm song vẫn còn bị chia rẽ”. Ý kiến này là cực
đoan, phủ nhận thực tế lịch sử. Đến ngày 30/4/1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh đại
thắng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được hòa bình, thống nhất. Đường
lối của Đảng và Nhà nước ta là khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, lấy lợi ích
của Tổ quốc, của dân tộc làm mẫu số chung để đoàn kết toàn dân, lấy dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm mục tiêu chung, làm điểm tương đồng; xóa
bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, tôn trọng những người có
ý kiến khác, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân
tộc, thực hiện hòa hợp dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung… để
tăng cường đồng thuận xã hội, tập hợp đoàn kết mọi người vào công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc… Chỉ những kẻ vu khống, xuyên tạc công cuộc đổi mới, chống phá
Việt Nam, mới là lực lượng theo chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan.
Vấn đề cuối cùng mà thế lực
phản động, cơ hội chinh trị, thù địch áp đặt là quan điểm coi Đảng lãnh đạo mắc
sai lầm trong việc kiên định quá lâu mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu xô-viết của
chủ nghĩa Mác-Lênin – một mô hình lạc hậu của một hệ thống tư tưởng lỗi thời và
từ lâu đã bị xếp vào kho tàng lịch sử. Vì vậy, Việt Nam có hơn 40 năm hòa bình,
thống nhất, song đến nay vẫn trì trệ, suy thoái và hiện đang bên bờ khủng hoảng.
Quan niệm này, thực chất là phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận con đường xây
dựng CNXH của nước ta, phủ nhận những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của
nước ta sau hơn 30 năm đổi mới.
Quan điểm cho rằng “Việt Nam
kiên định quá lâu mô hình XHCN kiểu xô-viết” là không đúng. Công cuộc đổi mới
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ 1986 đến nay, Đảng ta đã từ bỏ mô hình này,
một mô hình có nhiều khuyết tật, như dựa trên cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,
phủ nhận kinh tế thị trường, triệt tiêu nhiều động lực phát triển. Đảng ta đã tự
phê bình sai lầm giáo điều trong việc áp dụng mô hình Liên Xô trước đây. Tổng kết
thực tiễn để xây dựng mô hình CNXH của Việt Nam, Cương lĩnh (bổ sung và phát
triển năm 2011) của Đảng ta đã xác định 8 đặc trưng của xã hội XHCN Việt Nam
(1- Đặc trưng bao quát nhất là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. 2 - Xã hội “do nhân dân làm chủ”. 3 - “Có nền kinh tế phát triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. 4 - “Có
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. 5 - “Con người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. 6 - “Các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát
triển”. 7 - “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. 8 - “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
nhân dân các nước trên thế giới”).
Cương lĩnh bổ sung, phát triển
năm 2011, đã có những phát triển mới so với Cương lĩnh năm 1991, Đảng cũng xác định
8 phương hướng cơ bản bao quát các mặt, các lĩnh vực của mô hình chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản, chúng ta phải giải
quyết tốt 8 mối quan hệ lớn tồn tại khách quan trong quá trình đổi mới, hội nhập
quốc tế để phát triển và hiện đại hóa đất nước, được Đảng ta nhận thức, khái quát
hóa thành lý luận, có giá trị và ý nghĩa to lớn, quan trọng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin ngày nay
vẫn là học thuyết tiên tiến của loài người, ngay một số học giả tư sản cũng thừa
nhận. Giắc Đê-ri-đa, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi Mác không chỉ là nhà
tư tưởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI. Ông khẳng định nhân
loại không thể thiếu Mác được. Chương trình “Thời đại chúng ta” phát trên sóng
phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh đã tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát
ra. Kết quả trong số 20 triết gia vĩ đại được đưa ra lựa chọn, Mác được chọn là
triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay. Giáo sư Đại học Tổng hợp
Lancaste (Anh) Tê-ry Igle-tơn trong tác phẩm “Tại sao Mác đúng” vẫn khẳng định
tính đúng đắn của những quan điểm của Mác trong điều kiện thế giới ngày nay. Ông
phản bác ý kiến cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”… Ở các
nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, Lào và nhiều Đảng Cộng sản và công
nhân trên thế giới, như Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng
sản Nhật Bản… vẫn khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học.
Việc đem đối lập tư tưởng Hồ
Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin để phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin là rất sai lầm
về quan điểm và phương pháp, về lịch sử và lôgic. Bởi, về mặt lịch sử tư tưởng
Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp,
tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác-Lênin thông qua hoạt
động trí tuệ và thực tiễn của Người. Chủ nghĩa Mác-Lênin chính là nguồn gốc lý
luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng
Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa
Mác-Lênin trong thời đại mới.
LTN-H3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét