Mối quan hệ giữa quân đội với nhà nước là mối quan hệ khách quan, vốn có gắn với quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước và quân đội. Mối quan hệ giữa quân đội với nhà nước đã được hình thành, tồn tại gắn chặt với sự ra đời, tồn tại và phát triển của quân đội trong mối quan hệ gắn bó với nhà nước. Ph. Ăng-ghen chỉ rõ: “Quân đội là một tập đoàn người vũ trang có tổ chức, do nhà nước xây dựng nên và dùng vào cuộc chiến tranh tấn công hoặc chiến tranh phòng ngự”.
Sự ra đời, tồn tại
và phát triển của quân đội gắn bó chặt chẽ với sự ra đời, tồn tại và phát triển
của nhà nước. Nhà nước tổ chức và sử dụng quân đội phục vụ lợi ích của nhà
nước. Điều đó đã được khẳng định không chỉ về mặt lý luận mà còn cả trong thực
tiễn tồn tại và phát triển của các kiểu quân đội, các kiểu nhà nước trong lịch
sử, từ quân đội đầu tiên của nhà nước nô lệ, đến quân đội của nhà nước phong
kiến, nhà nước tư sản và nhà nước vô sản. Tuy nhiên, do bản chất giai cấp của
nhà nước, của quân đội khác nhau cho nên mối quan hệ giữa quân đội với nhà nước
của các kiểu quân đội và nhà nước khác nhau cũng không giống nhau về nội dung
biểu hiện của mối quan hệ đó.
Mối
quan hệ giữa quân đội xã hội chủ nghĩa với nhà nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn
khác về chất trong nội dung biểu hiện với mối quan hệ giữa các kiểu quân đội và
các kiểu nhà nước trong lịch sử. Sự khác nhau đó được cắt nghĩa bởi sự khác
nhau về bản chất giữa quân đội của nhà nước xã hội chủ nghĩa với quân đội của
các nhà nước nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Bản chất của quân đội các
nước xã hội chủ nghĩa là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước xã hội chủ nghĩa
nhằm thực hiện những mục tiêu phù hợp với sự phát triển tiến bộ của xã hội, đấu
tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Mối quan hệ giữa
quân đội xã hội chủ nghĩa với nhà nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn khác về chất
trong nội dung biểu hiện với mối quan hệ giữa các kiểu quân đội và các kiểu nhà
nước khác trong lịch sử còn được thể hiện ở chỗ: quân đội xã hội chủ nghĩa và
nhà nước xã hội chủ nghĩa đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội
tiền phong của giai cấp công nhân. Theo đó, giai cấp công nhân mà đội tiền
phong của nó là Đảng Cộng sản, thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ
trực tiếp quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của quân đội xã hội chủ
nghĩa, mà còn quyết định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; hệ tư tưởng; nguyên tắc
tổ chức, xây dựng quân đội. Mối quan hệ giữa quân đội xã hội chủ nghĩa với nhà
nước xã hội chủ nghĩa tồn tại trong mối quan hệ “kép”, quan hệ giữa Đảng Cộng
sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa và quan hệ giữa Đảng Cộng sản với quân đội xã
hội chủ nghĩa. Đây là nét đặc thù, quy định sự khác nhau về chất trong mối quan
hệ giữa quân đội xã hội chủ nghĩa với nhà nước xã hội chủ nghĩa so với các mối
quan hệ giữa các kiểu quân đội với các kiểu nhà nước đã có trong lịch sử.
Mối quan hệ giữa
quân đội xã hội chủ nghĩa với nhà nước xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản - đội
tiền phong của giai cấp công nhân đã quy định những đặc điểm của quân đội xã
hội chủ nghĩa - quân đội kiểu mới trong lịch sử. Những đặc điểm đó là:
- Quân đội các
nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức của nhà nước xã hội chủ nghĩa, mà sức mạnh
lãnh đạo, hướng dẫn và tổ chức của các quân đội đó là các Đảng mácxít - lêninnít. Tuy trình độ phát triển có khác nhau nhưng
các quân đội ấy đều có cùng một kiểu quan hệ xã hội và nhà nước. Quân
đội các nước xã hội chủ nghĩa đều theo một
hệ tư tưởng thống nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Quân đội các
nước xã hội chủ nghĩa là quân đội nhân dân thực sự. Các quân đội đó bảo vệ lợi
ích của công nhân và nông dân, của nhân dân lao động, mật thiết liên hệ với
nhân dân và bảo vệ những thành quả vĩ đại của chủ nghĩa xã hội, là sự thể hiện
của khối liên minh công - nông - trí. Tính chất nhân dân thực sự của quân đội
các nước xã hội chủ nghĩa biểu hiện ở chức năng, nhiệm vụ mà nó thực hiện; ở sự
nhất trí giữa quân đội với nhân dân và ở tính chất xã hội, quan hệ giữa cán bộ
và chiến sĩ.
- Quân đội các
nước xã hội chủ nghĩa là quân đội của tình hữu nghị và anh em giữa các dân tộc,
thống nhất thành một khối trong Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Quân đội các nước xã
hội chủ nghĩa được giáo dục tinh thần bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc
trong Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Quân đội các nước xã hội chủ nghĩa chiến đấu
quên mình để bảo vệ tự do, độc lập, hạnh phúc của nhân dân các dân tộc trong Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
- Quân đội các
nước xã hội chủ nghĩa là quân đội của tình hữu nghị giữa các dân tộc của tất cả
các nước xã hội chủ nghĩa, thấm nhuần tinh thần quốc tế vô sản xã hội chủ
nghĩa, được xây dựng và phát triển trong sự đoàn kết chặt chẽ và tương trợ anh
em. Dựa trên sự thống nhất của những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng,
quân đội các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng củng cố tình hữu nghị, sự hợp
tác và tương trợ anh em trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân
sự.
Những đặc điểm nổi
bật trên đây của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn khác về chất với
những đặc điểm của quân đội các nhà nước bóc lột trong lịch sử. Sự khác nhau về
chất đó là do đặc điểm về sự ra đời, tồn tại và phát triển của quân đội xã hội
chủ nghĩa trong mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội xã hội chủ nghĩa với nhà
nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước kiểu mới trong lịch sử, và mối quan hệ đó lại
được quy định bởi vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai
cấp công nhân quy định. Đảng Cộng sản quy định việc tổ chức và xây dựng nhà
nước xã hội chủ nghĩa, theo đó cũng quy định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; hệ
tư tưởng; nguyên tắc tổ chức, xây dựng quân đội.
Những đặc điểm
trên đây của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa quy định chức năng, nhiệm vụ
của quân đội trong mối quan hệ với nhà nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn khác về
chất với các mối quan hệ giữa các quân đội với các nhà nước trong lịch sử. Chức
năng, nhiệm vụ của quân đội xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ với nhà nước xã
hội chủ nghĩa có thể được xem xét, tiếp cận từ các khía cạnh: thứ nhất,
quân đội thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước xã hội chủ
nghĩa; thứ hai, quân đội thực hiện chức năng bạo lực trấn áp và tổ chức
xây dựng của nhà nước xã hội chủ nghĩa; thứ ba, quân đội thực hiện chức
năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Điều khẳng
định là, dù tiếp cận ở góc độ nào, thì quân đội xã hội chủ nghĩa bao giờ cũng
phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ và tham gia xây dựng nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ và tham gia xây dựng
nhà nước xã hội chủ nghĩa để khẳng định bản chất giai cấp công nhân, những đặc
điểm của quân đội xã hội chủ nghĩa so với các kiểu quân đội trong lịch sử.
Quân đội nhân dân
Việt Nam là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam đặt dưới sự lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quân đội nhân dân Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, từ nhân dân mà
ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội nhân dân Việt
Trong mối quan hệ
với nhà nước, Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là công cụ bạo lực vũ trang
sắc bén để bảo vệ nhà nước, mà còn là lực lượng quan trọng góp phần xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng vững
mạnh. Quá trình bảo vệ và tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện rõ
nét thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của quân đội.
Trong điểm 2 điều 25 của Luật Quốc phòng năm 2018 đã chỉ rõ Quân đội có 4 chức
năng nhiệm vụ cơ bản:.
Sẵn sàng chiến
đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo
lực vũ trang sắc bén trong việc góp phần bảo vệ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược trước đây, bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa hiện nay. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam
không chỉ là đội quân chiến đấu trên mặt trận vũ trang, sẵn sàng đập tan mọi âm
mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch bằng biện pháp vũ trang để bảo
vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân mà còn là đội
quân chiến đấu trên mặt trận phi vũ trang chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch và chống lại cả những nguy cơ “nội
sinh” đang hàng ngày, hàng giờ tấn công vào bản chất giai cấp công nhân của Nhà
nước ta, bảo vệ vững chắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân.
Thực hiện công tác
vận động, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, Quân đội nhân dân
Việt Nam là lực lượng chính trị quan trọng góp phần tuyên truyền, giáo dục
những chủ trương, chính sách của nhà nước, góp phần quan trọng vào việc thực
hiện phương châm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” của Nhà nước ta trong các
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa hiện nay. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Quân đội nhân dân Việt
Nam thực sự là lực lượng quan trọng trong việc góp phần bảo vệ và xây dựng
chính quyền các cấp, nhất là trong việc góp phần bảo vệ và xây dựng chính quyền
cơ sở ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây. Thực tiễn
đã chứng minh rằng, thông qua thực hiện chức năng đội quân công tác, quân đội
ta đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và tham gia xây dựng, củng cố chính
quyền ở các cấp, nhất là ở những địa bàn khó khăn, xung yếu.
Lao động sản xuất…, Quân đội nhân dân
Việt Nam là lực lượng quan trọng góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh. Điều đó
được thể hiện qua việc Quân đội nhân dân Việt Nam góp phần tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của Nhà nước ta. Sự vững mạnh của cơ sở kinh tế, văn hóa, xã
hội chính lại là điều kiện quan trọng để củng cố chính quyền nhà nước. Trong
điều kiện hiện nay của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng quan trọng việc góp phần thực
hiện chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc xây dựng, củng cố, phát
triển cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa,
góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, từng bước nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân, tạo ra những cơ sở xã hội cho việc xây dựng và
củng cố chính quyền nhà nước.
Thực hiện nghĩa vụ quốc tế, cả trong thời
chiến hay trong thời bình, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy bản chất
cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; thường xuyên có mặt ở những nơi khó khăn nhất để thực
hiện mục tiêu chung của thời đại “vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ của nhân dân thế gới”. Những hình ảnh của Quân đội nhân dân Việt Nam tham
gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Su Đăng đã thể hiện
rất rõ chức năng, làm nhiệm vụ Quốc tế hiện nay của Quân đội nhân dân Việt Nam
Như vậy là, cả lý luận và thực tiễn đã khẳng định
rằng, quân đội kiểu mới - quân đội xã hội chủ nghĩa nói chung, Quân đội nhân
dân Việt
N.X.T-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét