Pages - Menu

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TIÊU CỰC CỦA CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SĨ QUAN TRẺ Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

 


Hiện nay các thế lực thù địch, phản động đã và đang triệt để tận dụng mạng xã hội để truyền bá những thông tin xấu độc, đăng tải những Status với ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta trên mọi lĩnh vực.

Sĩ quan trẻ của Quân đội hiện nay, đã và đang tiếp cận, sử dụng các trang mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau: tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, trao đổi thông tin hữu ích, chia sẻ, kết nối bạn bè… Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy bên cạnh những tác động tích cực của các trang mạng xã hội mang lại thì không tránh khỏi những tác động tiêu cực, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà mạng xã hội đã và đang tác động trực tiếp ảnh hưởng đến việc chấp hành giờ giấc làm việc, các chế độ trong ngày, trong tuần, điều lệnh, điều lệ, …, nếu không có sự quản lý chặt chẽ của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Nguy hại hơn là tác động xấu tới bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Sĩ quan trẻ trong Quân đội.

Thực tiễn cho thấy, các trang mạng xã hội có lượng người sử dụng đông đảo, thông tin truyền tải không hạn chế và lan truyền sâu rộng, mạng xã hội chính là “mảnh đất vàng” để các thế lực phản động thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội, bằng cách cho đăng tải, chia sẻ, lan truyền các bài viết, bình luận có quan điểm chính trị đối lập với Đảng và Nhà nước ta… Nếu không đủ tỉnh táo, kiên định với lập trường cách mạng, bản lĩnh chính trị thì Sĩ quan trẻ của Quân đội  nói riêng sẽ bị cuốn theo những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, bị lung lay ý chí, niềm tin, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Với những tiện ích không thể phủ nhận trong thế giới hiện đại, mạng xã hội có thể được ví như một thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh thông tin. Sử dụng mạng xã hội phần nào cũng giống như việc cầm súng và bởi vậy, quân đội các nước đã có những quy định rõ ràng để bảo đảm mỗi binh sĩ sẽ “chắc tay cò” mỗi khi đăng nhập vào Facebook, Youtube, Twitter hay Instagram …Đối với Quân đội ta cũng vậy, nếu được sử dụng đúng đắn, mạng xã hội sẽ là một phương tiện hữu hiệu giúp Sĩ quan trẻ chia sẻ thông tin và quảng bá giá trị tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống tốt đẹp của Quân đội.

Tuy nhiên, Sĩ quan trẻ trẻ, do tuổi đời còn ít, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng đang trong quá trình hoàn thiện, thích khám phá những vấn đề mới, hơn nữa một bộ phận trong số đó có tâm lý thích nổi tiếng, thích được mọi người chú ý, câu “like”, câu “view”, thể hiện đẳng cấp,… khiến cho một số Sĩ quan trẻ Quân đội tạo lập tài khoản mạng và cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân với tư cách quân nhân, đưa các thông tin, hình ảnh có nội dung mật, hoặc liên quan đến nội bộ cơ quan, đơn vị, hoặc “nhạy cảm” trong quan hệ gia đình, xã hội, hoặc tán đồng, ủng hộ các quan điểm, luận điệu tiêu cực, sai trái lên trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Sử dụng mạng xã hội có thể bắt gặp hàng ngày, hàng giờ những thông tin về trộm cắp, giết người, lừa đảo, ăn chơi sa đọa, sự vô tâm, vô cảm… Tất cả điều này đều gây ra những tác động tiêu cực tới đạo đức, lối sống của quân nhân, có thể khiến cho Sĩ quan trẻ có những hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, nếu không có nhận thức đầy đủ và ý thức cảnh giác khi đăng tải, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, video clip….Thực tế cho thấy việc giao lưu, chia sẻ thông tin lên mạng xã hội của giới trẻ Quân đội nói chung và Sĩ quan trẻ nói riêng đang ẩn chứa những hệ lụy khó lường, đôi khi chính họ cũng không thể ngờ tới cho đến khi xảy ra những tiêu cực, hậu quả xấu.

Để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, phòng, chống có hiệu quả tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet đối với đội ngũ Sĩ quan trẻ Quân đội – lực lượng rất “nhạy cảm” với mạng xã hội, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, kịp thời các văn bản quản lý nhà nước về sử dụng mạng xã hội mạng xã hội của Sĩ quan trẻ là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, kịp thời các văn bản quản lý nhà nước về sử dụng mạng xã hội đến Sĩ quan trẻ trong quân đội được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật quân đội của mọi quân nhân, trong đó tuyên truyền, phổ biến cho sĩ quan trẻ có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến cần xác định đúng đắn đối tượng, luôn có sự đổi mới, đa dạng hóa hình thức, nội dung phù hợp với mọi cơ quan đơn vị, yêu cầu tình hình thực tiễn.

Trước hếtNghị định số 72/2013/NĐ- CP, Ngày 15/ 7/2013 của Chính Phủ qui định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (có hiệu lực từ ngày 1-9-2013),trong đó có những qui định cụ thể về sử dụng mạng xã hội. Tại Điều 5 (chương I) Nghị định quy định một số hành vi bị nghiêm cấm như sau: Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm, truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Thứ hai là Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng các thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, nhằm đưa các hoạt động trên Internet và các trang mạng xã hội đi vào nền nếp, có quy củ, thiết lập hành lang pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, lợi ích quốc gia; giữ gìn những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức của dân tộc; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định trong sử dụng Internet cũng như các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ ba Luật an ninh mạng 2018 được Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12/6/2018 gồm 7 Chương, 43 Điều,đã quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với các thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước. Để bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, Luật an ninh mạng 2018 quy định rõ các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị. Xây dựng, hoàn thiện quy định, quy chế sử dụng mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính có kết nối mạng Internet; ứng dụng, triển khai phương án, biện pháp, công nghệ bảo vệ an ninh mạng trước sự tấn công của hacker, mã độc, gián điệp mạng; tổ chức bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nâng cao năng lực bảo vệ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng (Điều 23). Ngoài các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị liên quan đến bí mật nhà nước, việc kiểm tra an ninh mạng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhân khác sẽ được tiến hành khi có hành vi xâm phạm bí mật nhà nước trên không gian mạng (Điều 24). Đặc biệt, Luật an ninh mạng 2018 đã xác định lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (Điều 30) trong đó Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng (Điều 36), Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng trong phạm vi quản lý (Điều 37). Ngoài hai lực lượng chuyên trách là Bộ Công an và Bộ quốc phòng, các cơ quan khác cũng có trách nhiệm trong bảo vệ bí mật nhà nước trong không gian mạng như Bộ thông tin và truyền thông; Ban cơ yếu chính phủ; Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành chức năng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện đồng bộ các biện pháp được phân công để hướng tới một không gian mạng ít nguy cơ, hạn chế tối đa việc xâm phạm bí mật nhà nước trên không gian mạng.

       Luật An ninh mạng 2018 đã hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an ninh mạng theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành. Đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng trong tình hình hiện nay. Các quy định của Luật an ninh mạng tạo cơ sở để phát huy các nguồn lực của đất nước nhằm bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, phát triển lĩnh vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Đây là những vấn đề rất cơ bản để Sĩ quan trẻ nắm, chấp hành và thực hiện, góp phần phòng chống tác hại từ mạng xã hội gây ra.

NXC-H1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét