Trong một cuộc đột kích xảy ra vào rạng sáng
ngày 1-2, Tổng thống Myanmar U Win Myint, nhiều quan chức cấp cao khác của đảng
NLD cầm quyền đã bị quân đội Myanmar bắt giữ, trong đó có cố vấn Nhà nước kiêm
Bộ trưởng Ngoại giao Aung San Suu Kyi. Quân
đội Myanmar tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp tại nước này trong một năm và
tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar, tạm thời nắm quyền điều
hành đất nước.
Ở nước ta, các thế lực thù địch, chống đối, cơ
hội chính trị vẫn luôn rêu rao luận điệu đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ
trang”, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với lực
lượng Quân đội và Công an. Các đối tượng thường cổ súy việc xây dựng những “đội
quân nhà nghề”. Để bảo vệ cho quan điểm của mình, các đối tượng đánh lừa người
dân và dư luận bằng những luận điệu mang tính mị hoặc, dân túy như: Quân đội và
Công an không cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng mà chỉ cần trung thành với nhân
dân, dân tộc; nếu lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái chính
trị sẽ trở thành công cụ để “đàn áp quần chúng nhân dân”; quân đội chỉ cần
“thượng tôn pháp luật” nên phải “trung lập”, “đứng ngoài chính trị”; nguyên tắc
Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt đối với lực lượng vũ
trang thể hiện Đảng tự cho mình quyền đứng trên xã hội, trên luật pháp; Đảng
đang “độc quyền lãnh đạo” lực lượng vũ trang v.v…
Những luận điệu đó của các thế lực thù địch,
chống đối chính trị rõ ràng là sai trái, xuyên tạc, cần phải được đấu tranh, loại
bỏ. Trên thực tế, đây chỉ là một thủ đoạn chính trị để tấn công, làm suy yếu
sức mạnh của Đảng ta, từng bước dẫn đến việc tạo ra những sự phân hóa về quyền
lực, tạo ra môi trường, cơ hội cho “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Đảng và hệ thống chính trị nảy sinh. Và cái đích mà các đối tượng thù địch hướng
đến là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam,
từ đó thay đổi thể chế chính trị, đưa đất nước phát triển theo quỹ đạo trái
ngược với chủ nghĩa xã hội.
Những gì đang diễn ra tại Myanmar những ngày gần
đây chính là lời cảnh báo, nhắc nhở nghiêm khắc cho những ai đang hoang mang,
lung lay, dao động về cái gọi là “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”. Thực
tiễn ấy cũng cho chúng ta thấy, nếu quyền lực nhà nước không thống nhất, nếu
Đảng cộng sản Việt Nam không lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nếu lực lượng vũ
trang là lực lượng “trung lập”, “phi chính trị” và mất đi bản chất của giai cấp
công nhân thì đây là sẽ mầm mống làm phát sinh những mâu thuẫn, tạo ra kẽ hở
cho các cuộc chính biến có thể diễn ra.
NVN-H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét