Ở Việt Nam hiện
nay, các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn chính
trị được sự cổ vũ, hà hơi, tiếp sức của các thế lực xấu, đang đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định
chính trị để phục vụ ý đồ làm rối loạn tư tưởng xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến
uy tín, vị thế và sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đến mục tiêu,
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức đúng các phần tử phản động,
thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn để
có các biện pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả là vấn đề rất quan trọng và cần
thiết để củng cố niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết
hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong tình hình hiện
nay, một số đối tượng “lá mặt, lá trái” cơ hội chính trị, số phần tử bất mãn,
cực đoan quá khích đang sống, làm việc, thụ hưởng những thành quả cách mạng do
Đảng và nhân dân ta mang lại, nhưng lại bí mật cộng tác với những phần tử bất
mãn, phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân. Số đối tượng này tiếp
nhận, tán phát tài liệu có nội dung xấu, móc nối viết bài nói xấu chế độ, chống
phá Nhà nước Việt Nam. Những bài viết được tung lên mạng internet có nội dung
phát tán những quan điểm phản động, cực đoan chống Đảng, Nhà nước, kích động tụ
tập đông người, biểu tình gây áp lực với chính quyền, đòi thả tự do cho “tù
nhân lương tâm”.
Những biểu hiện cơ
hội hữu khuynh ở nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện trong bối cảnh đất nước
vừa có thời cơ, vận hội lớn, vừa đứng trước nguy cơ, thách thức nghiêm trọng.
Tư tưởng cơ hội, hữu khuynh đó không chỉ được xây dựng trên một cơ sở lý luận
xét lại nào đó, mà còn là sự cóp nhặt hỗn tạp giữa trào lưu triết học, xã hội
học tư sản hiện đại, song lại chưa thoát khỏi căn bệnh giáo điều đối với chủ
nghĩa Mác - Lênin. Điều này thể hiện thái độ cơ hội và lối sống trục lợi cả về
vật chất lẫn tinh thần.
Một số quan điểm
khác phủ nhận con đường phát triển đất nước theo hướng chủ nghĩa xã hội viện
dẫn cơ sở lý luận, phương pháp luận mácxít về quá trình vấn động của lịch sử
như một dòng chảy lịch sử - tự nhiên. Những người cơ hội trước kia đã từng giáo
điều trong nhận thức về sự “giãy chết” của chủ nghĩa tư bản thì bây giờ họ lại
ấu trĩ cho rằng thế giới tư bản chủ nghĩa ngày nay toàn những nước tư bản có
nền công nghiệp phát triển cao, toàn những “con rồng”, “con hổ” của thế giới.
Họ ngụy biện rằng không nhất thiết phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng
chủ nghĩa xã hội không nhất thiết phải theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì
dất nước mới phát triển. Từ đó, vội vàng đi đến kết luận rằng chủ nghĩa xã hội
chỉ là một lý thuyết của một học thuyết chưa được chứng thực, nếu có thì chỉ có
sự chứng thực của thất bại và đổ vỡ.
Trước Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XIII, họ tung ra luận điệu trong Đảng có “phe cải cách” và
“phe bảo thủ”, có “nhóm lợi ích” từ lãnh đạo cấp cao và nhóm này chi phối toàn
bộ các “nhóm lợi ích” ở cấp dưới. Họ cũng bịa đặt rằng: điều này cho thấy phe
bảo thủ đã thành công trong việc đặt nặng sự ổn định chính trị trong nước trước
cải cách. Thành phần thủ cựu trong Đảng lo ngại Nhà nước sẽ mất đặc quyền, đặc
lợi. Họ tìm mọi cách nói xấu Đảng và Nhà nước, xuất hiện nhiều cuốn nhật ký,
hồi ký tài liệu tung ra nhiều chuyện giật gân trong sinh hoạt của các nhà lãnh
đạo, đề cao người này, hạ thấp người kia, kích động, chia rẽ lãnh đạo cao cấp
của Đảng, gây nghi ngờ hòng chia rẽ nhân dân với Đảng.
Các đối tượng phủ
định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, công kích đường lối, chính
sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là định hướng xã hội chủ nghĩa,
tiếp tục phát triển kinh tế quốc doanh với những lý sự, như “kinh tế thị trường
và chủ nghĩa xã hội không thể hòa nhập được”; “kinh tế thị trường là kinh tế tư
bản chủ nghĩa, do thời cuộc và do cuộc sống bắt buộc, chính quyền Việt Nam phải
sống với con hổ yêu tinh hiện đại này, thể nào sớm hay muộn cũng bị nó ăn
thịt”; thực hiện đường lối mở cửa, phát triển kinh tế thị trường là chế độ Cộng
sản Việt Nam đã uống liều thuốc đắng, kinh tế nhà nước là ung nhọt, là “sân
sau” của những “nhóm lợi ích” cấp cao, là những tổ mối đục khoét của cải của
đất nước.
Tiếp tục phủ định tư
tưởng Hồ Chí Minh với luận điệu “No Ho” hòng xuyên tạc công lao, sự nghiệp vĩ
đại của Bác. Thâm độc hơn chúng còn tung ra luận điệu hòng tách rời chủ nghĩa
Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ cho rằng, Việt Nam chỉ cần lấy tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là đủ. Từ đó, chúng tiếp tục quy chụp
“Chủ nghĩa Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc”. Đây là một luận điệu hết sức nguy
hiểm, vì như vậy sẽ làm suy yếu tư tưởng
Hồ Chí Minh và thực chất là phủ định tu tưởng Hồ Chí Minh từ trong lòng dân
tộc.
Nhận thức những
quan điểm sai trái của các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất
mãn trên cơ sở khoa học là
cơ sở để Đảng, Nhà nước ta đưa ra những đối sách thích hợp đối với đối tượng cụ
thể nhằm ngăn chặn hiệu quả các mưu đồ của chúng, củng cố vững chắc trận địa tư
tưởng của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
N.T.K.T-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét