Lực lượng thù địch luôn rêu rao rằng, công cuộc đấu tranh của chúng ta trên mặt trận tư tưởng đồng nghĩa với sự ảo tưởng, tưởng tượng, không có thật. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn thật sự tỉnh táo.
Đấu tranh tư tưởng, lý luận luôn là một bộ phận của cuộc đấu
tranh giai cấp, đặc biệt đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Nội dung, hình
thức, thủ đoạn tiến hành có thể khác nhau tùy theo tương quan lực lượng, nhưng
cuộc đấu tranh này luôn diễn ra ở phạm vi, trình độ khác nhau. Lịch sử phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận về chủ nghĩa xã hội luôn phải đấu tranh với sự
xuyên tạc, phủ nhận của các thế lực thù địch.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giai cấp
là tất yếu và diễn ra gay go, phức tạp. Cách mạng xã hội chủ nghĩa giành chính
quyền mới chỉ là bước đầu, còn phải cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và tư tưởng. V.I Lênin chỉ ra: “Cuộc đấu
tranh giai cấp chưa chấm dứt dưới thời chuyên chính vô sản, nó chỉ biểu hiện ra
dưới hình thức khác nhau mà thôi”. Trong cuộc đấu tranh này, đấu tranh tư tưởng,
lý luận là nội dung quan trọng, tác động trực tiếp đến sự mất còn của sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cuộc đấu
tranh tư tưởng, lý luận vừa là vấn đề có tính quy luật chung, vừa biểu hiện
tính đặc thù. Nước ta quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, cho nên tồn tại nhiều tư tưởng
với trình độ, đặc trưng và xu hướng vận động khác nhau.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tư tưởng
của xã hội cũ vẫn nặng nề, do tính thường lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn
tại xã hội quy định. Những tư tưởng này biểu hiện ở tâm lý, nếp nghĩ của những
người sản xuất nhỏ vẫn còn khá phổ biến. Mặc dù công cuộc cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa đã qua nhiều thập niên, nhưng do
sức ỳ của thói quen, tập quán, nếp nghĩ của mỗi người dân mà nó vẫn tồn tại, thậm
chí lâu dài. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn đặt ra nhiệm vụ phải cải
tạo tư tưởng cũ để phát triển ý thức xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta làm cho tư tưởng tư sản vẫn có cơ sở cho
sự tồn tại và phát triển. Trong chiến lược chống phá cách mạng Việt Nam, phá hoại
về tư tưởng luôn được chủ nghĩa đế quốc chú trọng và đầu tư về mọi mặt. Chúng
dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên
lĩnh vực tư tưởng, để từng bước chuyển hóa và tự chuyển hóa chế độ chính trị ở
nước ta. Chiến lược “diễn biễn hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc là một trong bốn
nguy cơ của cách mạng nước ta./.
P.T.H.H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét