Theo Điều 4
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Quốc hội
quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu HĐND các cấp.
Cũng theo Điều
5 Luật này, ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115
ngày trước ngày bầu cử.
Căn cứ vào 02
quy định trên, ngày 17/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị
quyết 133/2020/QH14 về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa 15, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021
- 2026. Theo đó, ngày bầu cử trong điều kiện bình thường, dự kiến là Chủ
nhật, ngày 23/5/2021.
Sau đó, Hội đồng
bầu cử Quốc gia đã ban hành Kế hoạch 42/KH-HĐBCQG khẳng
định:
Cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -
2026 được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra sau Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa kết thúc thắng lợi, toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta đang tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng. Cuộc bầu cử là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Việc bỏ phiếu bắt
đầu từ 07 giờ sáng đến 07 giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử
có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 05
giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 09 giờ tối cùng ngày.
Khi nào bỏ phiếu
sớm, hoãn bỏ phiếu, bỏ phiếu trong trường hợp đặc biệt?
Theo quy định tại
Điều 72 Luật Bầu cử, trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm
hơn ngày quy định thì Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết
định.
Ngoài ra, vừa
qua, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 1/2021/TT-BNV hướng
dẫn xử lý các tình huống có thể phát sinh trước, trong và sau ngày bầu cử.
Trường hợp dịch
Covid-19 bùng phát, Ủy ban bầu cử cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem
xét chỉ đạo, hướng dẫn phương án tổ chức bầu cử đảm bảo phù hợp với quy định hiện
hành trên tinh thần là địa phương chủ động xây dựng các phương án tốt nhất để
có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri này nhận phiếu
bầu và thực hiện bầu cử…
Trường hợp mưa
lũ đặc biệt nghiệm trọng, địa hình bị chia cắt dẫn đến cử tri không thể đi đến
khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban bầu cử các cấp chỉ đạo Tổ bầu cử tìm phương án tốt
nhất để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri này nhận
phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Trong trường hợp
các tình huống phát sinh nêu trên đã được các cơ quan có thẩm quyền ở địa
phương giải quyết nhưng không thể xử lý được, do vượt quá thẩm quyền thì Ủy ban
bầu cử cấp tỉnh báo cáo Hội động bầu cử quốc gia xem xét, quyết định phương án
tổ chức bầu cử tại các khu vực này.
Trên đây quy định
về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và HĐND 2021 – 2026 là rất rõ ràng
đúng quy định của pháp luật, vậy mà trên các trang mạng các thế lực phản động
đang dùng mọi chiêu trò để chống phá cuộc cầu cử của ta.
Càng gần đến
ngày diễn ra bầu cử, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính
trị, phản động càng gia tăng, với cường độ lớn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nham hiểm. Trên nhiều diễn đàn phản
động đã đồng loạt xuất hiện nhiều bài viết, nhiều videoclip với nội dung xuyên
tạc, công kích hòng phá hoại cuộc bầu cử của ta, các phần tử cơ hội chính trị,
phản động, được giật dây, hậu thuẫn từ hải ngoại. Trước hết, chúng tập trung
xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử với những luận điệu
thâm hiểm như: Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, “Đảng Cộng sản
đang độc diễn trong bầu cử”, “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản
lãnh đạo cuộc bầu cử”… Từ đó chúng quy kết rằng: bầu cử do Đảng Cộng sản lãnh đạo
là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật, ngăn cản quyền bầu cử của
công dân. Và đưa ra yêu sách đòi Đảng không được tham gia vào công tác bầu cử,
không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác bầu cử; phải “tự rút lui” và từ
bỏ quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chấp nhận sự
cạnh tranh với những đảng phái khác để thúc đẩy dân chủ. Cùng với đó, các phần
tử chống phá đẩy mạnh chiêu trò “tự ứng cử”, hô hào các hội nhóm dân chủ trên mạng
xã hội ký tên ảo, tung hô, ủng hộ cho các “nhà dân chủ” để gây rối, phá hoại cuộc
bầu cử. Chiêu trò này, một mặt nhằm phá hoại công tác bầu cử, mặt khác nhằm
“đánh bóng tên tuổi” của một số cá nhân “cộm cán” trong giới “dân chủ cuội”. Trắng
trợn hơn, trên nhiều diễn đàn, fanpage của các cá nhân, tổ chức phản động đang
tán phát nhiều bài viết “phân tích” một cách vô căn cứ việc “xếp ghế” nhân sự
trong Quốc hội. Chúng ra sức rêu rao rằng bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức; quyền
lực trong Quốc hội đã được các “phe nhóm” của Đảng “an bài”, “thỏa hiệp”, “phân
chia”. Những luận điệu này ít nhiều gây hoang mang trong dư luận nhân dân, đặc
biệt đối với những người đang dùng mạng xã hội và ít thông tin về các hoạt động
bầu cử.
Dù được diễn đạt
dưới những lời lẽ, luận điệu, nội dung khác nhau, nhưng tựu chung lại, những âm
mưu, thủ đoạn kể trên đều muốn gieo rắc những thông tin sai trái, hòng gây
hoang mang dư luận xã hội, phá hoại công tác chuẩn bị, tổ chức và tiến hành bầu
cử. Hướng đích cao nhất là để cuộc bầu cử không thành công, gây mất ổn định
tình hình chính trị, xã hội của đất nước, để tạo cớ cho những hành động can thiệp
từ bên ngoài, nhằm “xoay chuyển” chế độ chính trị ở Việt Nam. Những âm mưu, thủ
đoạn này đang đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, cản trở sự phát triển của
đất nước. Nguy hại hơn, chúng đang “nối giáo” cho chiến lược “Diễn biến hòa
bình”, chống phá cách mạng Việt Nam, chà đạp lên những thành quả xây dựng đất
nước phải trả bằng máu và nước mắt của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Những
âm mưu, thủ đoạn đó cần phải nghiêm trị. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải hành động
quyết liệt, đấu tranh, vạch trần và nghiêm trị trước pháp luật những hành vi
phá hoại bầu cử, cản trở sự phát triển của đất nước. Nghiêm trị trên tinh thần
thượng tôn pháp luật, nhưng sẵn sàng rộng lượng, khoan dung với những ai biết
ăn năn, hối cải, “quay đầu là bờ”.
Những ngày qua
cộng đồng mạng (CĐM) đang rất quan tâm đến bài viết của Nguyễn Ngọc Chu trên
Bureau CTM Media – Âu Châu, đối tượng này viết “Tại sao bầu cử quốc
hội khóa I không có hiệp thương”, nhằm thực hiện âm mưu phá hoại,
xuyên tạc về công tác bầu cử Quốc hội khóa XV, hạ uy tín của Đảng,
Nhà nước ta, làm mất ổn định tình hình chính trị – xã hội, lái dư luận
theo mưu đồ đen tối, phản động.
Nguyễn Ngọc
Chu đã rêu rao cho rằng, bầu cử Quốc hội không cần hiệp thương “Việc
áp dụng hiệp thương không chỉ làm cho bầu cử trở thành hình thức mà
còn dẫn đến hậu quả tai hại khác”, hay “ Hiệp thương mâu thuẫn với
bầu cử”, đây thực chất là luận điệu xảo trá của Nguyễn Ngọc
Chu, lợi dụng ngôn từ, học thuật, hoặc một vài hiện tượng cụ thể
như việc ông Phạm Phú Quốc, bà Châu Thị Thu Nga là Đại biểu quốc hội
có vi phạm khuyết điểm để quy chụp cho bản chất của việc bầu cử,
nhằm để che đậy, ngụy biện cho âm mưu phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội
khóa XV của y.
Như chúng ta
đã biết: để đảm bảo cho cuộc bầu cử theo đúng tinh thần dân chủ, bình đẳng,
đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; ngày
20-6-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu
cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2021-2026, Chỉ thị đã nêu rõ: “Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại
biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu
chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức,
chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến
uy tín của Đảng, Nhà nước”. Vậy việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc
tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng
quy trình, quy định của pháp luật và Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn
của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Những người được giới thiệu ứng
cử phải đủ tiêu chuẩn, thực sự tiêu biểu, có quan điểm lập trường chính trị vững
vàng; không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham
vọng quyền lực, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ. Đồng thời, để đảm bảo cơ cấu hợp
lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ
trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, giảm hợp lý số đại biểu công
tác tại cơ quan hành chính; tăng số lượng đại biểu chuyên trách; bảo đảm tỷ lệ
người ứng cử là nữ, người dân tộc thiểu số, người ngoài Đảng theo đúng quy định
của Luật Bầu cử; có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu
trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất
thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
công tác bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy
đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật, thì phải tổ chức hiệp
thương, không thể để đại biểu “tự ứng cử” tự do được. Cái cớ
để Nguyễn Ngọc Chu rêu rao “không cần hiệp thương” hoặc
“hiệp thương mâu thuẫn với bầu cử” là vì, trong tất cả các cuộc bầu cử
và gần đây nhất là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016
– 2021, chúng ta cũng đã được chứng kiến một “làn sóng” tự ứng cử của các “nhà
dân chủ” và một số văn nghệ sĩ biến chất. Khi không đủ điều kiện và bị loại qua
các vòng hiệp thương, các đối tượng này lên mạng xã hội rêu rao những luận điệu
hết sức sai trái như: “các đoàn thể tổ chức hiệp thương chia ghế ĐBQH,
trước khi bầu cử QH” hay “các đề cử viên ĐBQH được đưa vào danh sách
cho cử tri bầu cử, bằng con đường hiệp thương, đều là do dàn xếp”; phải
để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải
trải qua hiệp thương.
Như vậy, có
thể khẳng định rằng hiệp thương là cần thiết, là thiết thực, không
có mâu thuẫn, không đối nghịch với bầu cử và không có chuyện như Nguyễn
Ngọc Chu đã rêu rao: “hiệp thương tạo ra cơ hội hình thành đường
dây lợi ích nhóm và đường dây chạy ĐBQH” hay “hiệp thương có thể bị
kẻ xấu lợi dụng thành phương tiện loại bỏ đối thủ ”. Đó chẳng qua
chỉ là luận điệu của “quạ” muốn đội lốt “công” của Nguyễn
Ngọc Chu.
Nguyễn
Ngọc Chu cho rằng “hiệp thương làm cho cử tri ít quan tâm đến
bầu cử”. Vậy Nguyễn Ngọc Chu có biết, hay cố tình nhắm mắt
làm ngơ khi thực tế lần bầu cử đại biểu Quốc hội gần đây, từ Khóa XII
cho đến khóa XIV tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu đều trên đạt 99%. Như vậy, bầu
cử Quốc hội của ta không những được quần chúng Nhân dân quan tâm, mà còn quan
tâm ở tỉ lệ rất cao, có tới hơn 99% cử tri trong cả nước tham gia. Người dân đã
coi cuộc bầu cử là ngày hội lớn của đất nước để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân của mình, được cầm lá phiếu lựa chọn ra những đại biểu đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân trong cơ quan Nhà nước cao nhất ở Trung ương và
địa phương. Thực tiễn cho thấy, với sự sáng suốt, trách nhiệm cao, nhân dân đã
lựa chọn, bầu ra những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho quần chúng
Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác, đem đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho Nhân
dân, trong đó có nhiều thành tựu được cả thế giới kinh ngạc, ghi
nhận và nể phục. Bằng chứng cụ thể là, vừa qua bảng xếp hạng chỉ
số hạnh phúc HPI của Việt Nam do Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội
New Economics Foundation (NEF) có trụ sở tại Anh công bố, chúng ta đứng
thứ 05/140 của thế giới, đứng thứ 2 châu Á Thái bình Dương và
theo Forber Việt Nam là nước hạnh phúc nhất châu Á. Không biết Nguyễn
Ngọc Chu có suy nghĩ gì về những con số ấn tượng này? Hay y là kẻ “có
mắt như mù – có tai như điếc”
Từ những vấn đề
nêu trên cho thấy những tiếng nói ngược chiều, “chọc gậy bánh xe” của Nguyễn
Ngọc Chu trở nên lạc lõng và lộ rõ chân tướng của kẻ phản động.
Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, nhận diện, vạch rõ, và kiên quyết
đấu tranh loại bỏ./.
NTP-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét