Như
chúng ta đã biết, Quốc hội khóa 14 tiến hành khai mạc kỳ họp thứ 11 vào ngày 24
tháng 3 và dự kiến diễn ra 12 ngày. Đây là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 14
với việc đánh giá nhiệm kỳ công tác của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước. Đồng
thời, kỳ họp cũng tiến hành công tác nhân sự. Vào chiều ngày 30 tháng 3 Quốc hội
đã chính thức miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc
gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân bằng hình thức bỏ phiếu kín. Đây là do yêu cầu
bố trí, sắp xếp công tác nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước sau Đại hội 13 của
Đảng nhằm tạo sự đồng bộ trong công tác cán bộ. Tiếp theo đó, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội
đồng Bầu cử quốc gia. Và sáng ngày 31 tháng 3 Quốc hội khóa 14 đã bầu đồng chí
Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội giữ chức Chủ tịch
Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc
gia. Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tuyên thệ tuyệt trước cờ đỏ
sao vàng, trước Quốc hội và đồng bào cả nước tuyệt đối trung thành với Tổ quốc,
với Nhân dân, với Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy
nhiên, trên các trang mạng xã hội của các tổ chức khủng bố, chống phá Đảng và
Nhà nước ta như Việt Tân, Đài Á Châu tự do,… liên tục đăng tải bài viết, hình ảnh
nói xấu, bôi nhọ và xuyên tạc kỳ họp thứ 11 của Quốc hội cũng như hiến pháp Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt bọn chúng liên tục xuyên tạc việc
miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân và bầu cử Chủ tịch
Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ. Không cần bàn tán thì chúng ta cũng nhận
thấy rõ đây là những thủ đoạn nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta của Việt Tân.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chỉ bảo thêm cho những thành viên trong tổ chức khủng
bố này một chút kiến thức về quy trình bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch
Quốc hội của nước ta. Từ đó bồi dưỡng thêm sự hiểu biết góp phần tẩy bớt những
âm mưu đen tối của những kẻ chuyên chống phá để kiếm sống.
Tại Nghị
quyết số 102/2015/QH13 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành Nội quy kỳ họp Quốc hội chỉ rõ quy trình bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ
tịch Quốc hội cụ thể như sau:
Trình tự
bầu Chủ tịch nước
1. Ủy
ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
2.
Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền
giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu
ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại
biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp
với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy
ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc
hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết
định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
5. Quốc
hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
6. Quốc
hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc
hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban
kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
9. Quốc
hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
10. Chủ
tịch nước tuyên thệ.
Trình tự
bầu Thủ tướng Chính phủ
1. Chủ
tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.
2.
Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu
thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Thủ tướng Chính phủ; người được giới thiệu ứng
cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại
biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp
với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về
các vấn đề có liên quan.
4. Ủy
ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc
hội.
5. Chủ
tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc
hội.
6. Ủy
ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại
biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
7. Quốc
hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ.
8. Quốc
hội thành lập Ban kiểm phiếu.
9. Quốc
hội bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
10. Ban
kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
11. Quốc
hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ.
12. Thủ
tướng Chính phủ tuyên thệ.
Trình tự
bầu Chủ tịch Quốc hội
1. Ủy
ban thường vụ Quốc hội khoá trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch
Quốc hội;
2.
Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước đề nghị, đại biểu Quốc
hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội;
người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;
3. Đại
biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước
có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có
liên quan;
4. Ủy
ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại
biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc
hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng
cử;
5. Quốc
hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội.
6. Quốc
hội thành lập Ban kiểm phiếu;
7. Quốc
hội bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;
8. Ban
kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
9. Quốc
hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội;
10. Chủ
tịch Quốc hội tuyên thệ./.
Tia chớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét