Trần
Hiệp, hay còn gọi là Cu Hiệp, admin của Diễn đàn Tinh Tế cho rằng Việt Nam hèn
kém, không dám nói và cũng không có động thái gì để bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa,
anh này viết thêm rằng: “Mấy hôm nay hàng trăm tàu cá đậu ngoài đó mà không ai
dám nói đến, đến cái bình luận cũng không đụng đến nước nước lạ là đủ hiểu”.
Dĩ nhiên, không phải là lần đầu mà admin của diễn đàn công nghệ lớn bậc nhất Việt Nam cho những ý kiến kiểu như vậy.
Sở
dĩ mà nhiều lần, phía Việt Nam dùng cụm từ tàu “lạ”, là vì tranh chấp trên Biển
Đông không phải chỉ với Trung Quốc, mà còn với cả Đài Loan, cái nôi của Quốc
dân đảng - kẻ khơi mào ra “đường chín đoạn”, Philippines, Malaysia, Indonesia,
Brunei và những quốc gia tự cho mình có quyền và lợi ích hợp pháp tại Biển
Đông. Không ít những vụ bắt giữ ngư dân vô cớ được thực hiện bởi lực lượng một
quốc gia ngoài Trung Quốc. Với lại, khi không xác định được quốc gia nào thực
hiện những hành vi vi pháp thì phải nó nói là “tàu lạ” hoặc “chưa rõ lực lượng
nào”, chứ làm sao quy chụp thẳng là lực lượng Trung Quốc được? Bằng chứng không
có mà vội vàng quy chụp cho một quốc gia khác, rõ ràng là vu khống, xuyên tạc.
Vậy,
liệu Việt Nam có hèn kém, không dám lên tiếng, không làm gì như Cu Hiệp nói hay
không?
Ngày
04/04, truyền thông Việt Nam đưa tin về việc phía quân đội Việt Nam thực hiện
cuộc tập trận bắn đạn thật tại Trường Sa. Lực lượng tham gia “được công khai”
bao gồm tàu hộ vệ tên lửa Gepard 016 Quang Trung, trực thăng săn ngầm, các tàu
mặt nước khác… Vùng tập trận được nói là ở Trường Sa, nhưng còn trải rộng gần
khu vực nhà giàn DK… SCMP nhận định rằng, hành động tập trận bắn đạn thật của
Việt Nam khiến Trung Quốc và các nước ASEAN quan ngại nghiêm trọng, làm đe dọa
hòa bình và an ninh khu vực.
“Cuộc
tập trận với những thiết bị hiện đại nhất của phía Việt Nam khiến Trung Quốc
quan ngại, các tàu cá của Trung Quốc chỉ trú bão tại Trường Sa”. Một câu hỏi
khác của phóng viên, lực lượng tàu cá của Việt Nam ở Trường Sa cũng rất đông đảo
và có số lượng lớn hơn lực lượng tàu cá của Trung Quốc, mà Việt Nam không có động
thái gì?
Trong
khi quân đội Philippines điều máy bay do thám và những tàu hải quân cỡ nhỏ, rồi
bị tàu lên lửa Trung Quốc rượt đuổi khiến phóng viên Philippines phải hoảng sợ,
thì phóng viên Việt Nam lại ghi lại những hình ảnh tập trận bắn đạn thật một
cách rất đường hoàng và rõ ràng. Đặc biệt, trong phóng sự ngắn của VTV, có sự
xuất hiện của tàu ngầm Kilo 636, nhưng phóng sự lại không nói rõ là biên đội 6
tàu ngầm Kilo của Việt Nam có tham gia tập trận không. Phóng viên quốc tế tò mò
về vấn đề này và yêu cầu phía Việt Nam trả lời, nhưng đáp lại, bà Lê Thu Hằng
nói rằng: “Chúng tôi chưa có thông tin về hoạt động như phóng viên hỏi.”.
Rõ
ràng là tập trận, nhưng lại không công bố thông tin ra quốc tế. Dụng ý là gì?
Đơn giản là việc tập trận tại vùng biển Việt Nam, không phải là vùng biển quốc
tế. Chẳng ai đào đất trồng cây trong vườn nhà mình mà lại đi báo cáo hàng xóm cả.
AFP
Modernization Enthusiast - một diễn đàn quân sự Philippines nói thẳng thừng rằng:
“Việt Nam hành động còn chúng ta chỉ biết nói mồm”. Tờ Inquirer trích dẫn lại từ
tờ Global Times, cho biết quân đội Philippines chỉ là “bù nhìn”, là “con rối” của
Mỹ và phía Trung Quốc sẽ hành động mạnh tay nếu Philippines cứ “ồn ào” như hiện
tại. Sự ồn ào của người Philippines thể hiện qua việc họ liên tục...cầu cứu Mỹ
thông qua Hiệp ước phòng thủ chung, muốn Mỹ can thiệp quân sự hoặc gây sức ép về
ngoại giao. Bị Trung Quốc dọa như vậy, người Philippines lên tiếng… tiếp tục cầu
cứu Mỹ.
Độc
giả của AFP Modernization Enthusiast cay đắng cho biết, Việt Nam tập trận với
tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa… và không hề nao núng trước Trung Quốc thì
Philippines chỉ biết… mách Mỹ và gây ồn ào bởi những phát ngôn bất nhất giữa Tổng
thống Durtete và giới chức ngoại giao.
Diễn
đàn ASEAN Military chia sẻ những bức ảnh tàu ngầm Việt Nam được ghi lại trên
VTV và đặt câu hỏi rằng, tại sao Việt Nam lại khoe tàu ngầm giữa bối cảnh nhạy
cảm như thế này? Hay họ “cậy” là họ có lực lượng tàu ngầm mạnh nhất ASEAN?
Câu
chuyện “hèn hạ hay là không”, chẳng đơn giản như việc admin Cu Hiệp viết trên
diễn đàn hay lên trang cá nhân. Tờ Navyrecognition viết rằng, lực lượng chức
trách Việt Nam phối hợp cùng với ngư dân Việt Nam trong việc thực thi chủ quyền
mà Việt Nam tuyên bố tại Biển Đông. Trong đó, điều quan trọng là đội ngũ Việt
Nam đã tạo được một thế trận phòng thủ rõ ràng và không ngần ngại trước bất cứ
một lực lượng nào. Lực lượng chức trách Việt Nam bảo vệ và hỗ trợ ngư dân khai
thác kinh tế, cứu nạn hàng hải. Và đáp lại những điều đó, khoảng hơn 30 ngàn
tàu đánh cá xa bờ như là “những chiến binh”, cùng bảo vệ chủ quyền, cùng hiện
diện ở những nơi xa…
Hãy
thử tưởng tượng, nếu bạn là những chiến sĩ ở nơi đảo xa, là những ngư dân bám
biển, sẽ đau lòng thế nào khi đọc được bình luận nói quân đội hèn hạ hay những
người ngư dân “nhát chết”. Nói như Cu Hiệp - một tài khoản có gần 100 ngàn lượt
theo dõi, và rất nhiều người biết đến, là một sự nhẫn tâm rất lớn với những ai
đang hiện diện ngoài kia.
Xin
kết bài bằng một đoạn viết của liên quan đến tờ Navyrecognition: “Không quốc
gia nào có nghĩa vụ bảo vệ chúng ta, ngoài chính chúng ta. Nếu ai đó muốn hoặc
sẽ làm vậy, trước tiên chúng ta cần thể hiện rằng chúng ta sẵn sàng bảo vệ bản
thân bằng cách làm việc, đầu tư và chủ động khẳng định quyền của chúng ta trước.
Nếu chúng ta cần sự giúp đỡ, thì phải chứng minh cho họ thấy rằng chúng ta xứng
đáng được giúp đỡ.
Chúng
ta nghĩ rằng chúng ta là siêu anh hùng? Nhưng thực chất chúng ta chỉ là những
lâu đài cát bị cuốn trôi dễ dàng khi sóng vỗ. Việt Nam - người láng giềng của
chúng tôi, chúng tôi ngưỡng mộ họ, ngưỡng mộ cái cách mà họ quyết tâm vì Tổ Quốc,
thứ mà chúng ta - những người Philippines, dường như đã đánh mất từ lâu”.
LXT-H4
Bình
luận của admin Trần Hiệp đính kèm bên dưới phần bình luận.
Một
số trích dẫn trong bài được dịch từ:
1.
China intent on occupying West Philippine Sea – Lorenzana
2.
Linking up with allies among options vs China incursions in West PH Sea, says
DND
3.
Vietnam frigate conducts drills in South China Sea - Navyrecognition
4.
Chinese aircraft carrier and 5 ships pass Okinawa on way to Pacific - Nikkei
Asia Review
5.
Learning the Lessons of Scarborough Reef – Nationalinteres
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét