Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011), Đảng ta xác định 8 mối quan hệ lớn cần phải giải quyết trong quá quá
trình xây dựng, phát triển đất nước là: “(1) quan hệ giữa đổi mới, ổn định và
phát triển; (2) giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; (3) giữa kinh tế thị
trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; (4) giữa phát triển lực lượng sản xuất
và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; (5) giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
(6) giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; (7) giữa
độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; (8) giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ.
Tại
Đại hội XII, Đảng ta bổ sung mối quan hệ thứ 9: Quan hệ giữa Nhà nước và thị
trường”. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ra Nghị quyết số 11-NQ/TW về
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó “mối
quan hệ giữa Nhà nước và thị trường” được bổ sung thêm yếu tố “xã hội” và hoàn
thiên thành “mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.
Báo
cáo chính trị Đại hội XIII bổ sung mối quan hệ lớn thứ 10, đó là quan hệ giữa
“thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”. Việc bổ
sung mối quan hệ lớn giữa “thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ
cương xã hội” xuất phát từ nhận thức rõ hơn về vấn đề có tính quy luật trong quản
lý xã hội, đó là dân chủ phải đi liền với kỷ cương, tự do không thể tách rời
trách nhiệm. Mặt khác, đây cũng là một kinh nghiệm được rút ra từ kết quả
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quản lý xã hội trong thời gian qua. Thực tế đã
chỉ ra rằng, nhiều hạn chế, vấn đề phức tạp, nhất là một số hành vi tham nhũng,
lãng phí, quan liêu nảy sinh trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành bộ máy
nhà nước, không ít những mâu thuẫn, xung đột gây nên những lộn xộn trong đời sống
xã hội một nguyên nhân là không thực hành đi dân chủ với pháp chế, kỷ cương.
Còn có nơi, có lúc không quan tâm đầy đủ đến chế độ dân chủ, còn xảy ra tình trạng
quan liêu, cửa quyền, xa dân, mất dân chủ, dân chủ hình thức, thậm chí vi phạm
các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Thực
tế ấy không chỉ dẫn đến hạn chế trong tập hợp lực lượng, huy động sức dân, phát
huy tính tích cực của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị; hơn thế,
đó còn là nguyên nhân chủ yếu làm mất uy tín của tổ chức đảng, của cơ quan nhà
nước, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước, vào chế độ. Ngược lại, cũng còn có nơi, có lúc buông lỏng kỷ cương,
thực hiện luật pháp không nghiêm, thiếu quan tâm đến công tác giáo dục chính trị
tư tưởng, để xảy ra tình trạng tự do bừa bãi hoặc những lộn xộn trong xã hội, ảnh
hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đến cuộc sống của nhân dân.
Yêu
cầu đặt ra và giải quyết mối quan hệ giữa “thực hành dân chủ và tăng cường pháp
chế, bảo đảm kỷ cương xã hội” chính là thực hành đầy đủ chế độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa, đồng thời và không tách rời việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương xã hội,
thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định pháp luật, bảo đảm một trong những
điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn đảng, toàn dân và toàn quân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Như
vậy, qua hơn 35 năm đổi mới đã cho chúng ta đủ không gian, thời gian và sự trải
nghiệm để dân chủ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa được Đảng ta
xác định không chỉ là những vấn đề quan trọng đặt trong các đặc trưng của chủ
nghĩa xã hội, các phương hướng phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ hoặc
thuộc về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng..., mà còn trở
thành vấn đề cốt lõi phản ánh quy luật vận động của cách mạng Việt Nam thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sự định vị lại và nâng tầm này không phải là sự
ngẫu nhiên, mà đã phải trải qua quá trình không ngừng tìm tòi và phát triển lý
luận lâu dài, với những đúc kết sâu sắc từ chính thực tiễn cuộc sống, trong đó
có cả không ít bài học đắt giá từ những thiếu sót, sai lầm. Do đó, việc bổ
sung mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ
cương xã hội trở thành một mối quan hệ lớn cấu thành trong tổng thể hệ thống
các mối quan hệ lớn ở thời điểm hiện nay là sự chín muồi cả về lý luận và thực
tiễn./.
Hải Xồm-H3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét