Trên thế giới
tin giả đã xuất hiện từ rất lâu, những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, nhất là mạng xã hội, tin giả xuất hiện ngày càng
nhiều và trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia, Việt Nam cũng là một trong các nước
phải gánh.
Để tránh mắc
bẫy tin giả, người đọc không nên tin ngay mà cần kiểm tra chéo trên các báo chí
chính thống cũng như nguồn tin chia sẻ vì hiện nay có rất nhiều nguồn không rõ
căn cứ. Một số kinh nghiệm được nhiều chuyên gia chia sẻ trong việc nhận
diện tin giả gồm truy nguồn thông tin, xem tin đó đăng tải ở đâu, tên hiển thị
là gì, tên miền là gì, ai là người chia sẻ. Bước tiếp theo, người đọc cần những
biện pháp mang tính kỹ thuật hơn như xem thông tin có khách quan, đa chiều
không hay chỉ một chiều, viết theo chủ quan của người viết? Các thông tin đưa
ra có bằng chứng không, được đơn vị nào có thẩm quyền thẩm định không? để
phòng tránh tin giả thì chúng ta nên tập tư duy phản biện và đừng tin vào bất cứ
thông tin gì ngay lần đầu đọc nó. Đặc biệt, khi gặp một thông tin trái với dòng
chảy thông tin thông thường đang diễn ra thì chúng ta nên bình tĩnh đọc kỹ, suy
xét cẩn thận và cuối cùng, khi chia sẻ thông tin gì, hãy nghĩ đến trách nhiệm của
bản thân với cộng đồng, nghĩ đến hậu quả nếu đó là tin giả để thận trọng hơn.
Mặc dù pháp
luật đã có quy định về hình phạt đối với hành vi phát tán tin giả, phát tán
thông tin nhằm mục đích vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức và cũng đã có nhiều
người bị xử phạt hành chính, thậm chí bị xử lý hình sự về hành vi này nhưng cho
tới nay, câu chuyện tin giả vẫn là một vấn nạn. Điều này cho thấy, không
chỉ các cơ quan bảo vệ pháp luật cần có giải pháp hiệu quả hơn với những người
cố tình đưa thông tin giả, thông tin độc hại tới cộng đồng mà chính người dùng
mạng xã hội nói riêng và người dân nói chung cần có sự tỉnh táo khi tiếp nhận
tin từ những nguồn tin không chính thống.
Để có thể tạo
được khả năng miễn dịch đủ mạnh, đủ lớn trong cộng đồng, mỗi người dân tham gia
mạng xã hội cần có ý thức trách nhiệm với chính bản thân, với cộng đồng xã hội,
phải có sự hiểu biết về pháp luật, xây dựng được ý thức cảnh giác với tin giả,
luôn tỉnh táo, thận trọng trong việc đăng và tiếp nhận thông tin, bình luận,
luôn coi trọng nguyên tắc và chuẩn mực văn hoá, đạo đức, pháp luật khi tham gia
và tiếp nhận thông tin trên không gian mạng. Cần rèn cho mình kỹ năng nhận
biết tin giả như kiểm tra xuất xứ thông tin, kiểm tra tựa bài có khớp với nội
dung, kiểm tra thời gian thông tin, xem xét nguồn tin trong bài, xem xét độ phủ
sóng và xem xét chủ quan bản thân, tự rèn thói quen đọc tin chính thống, kiểm
chứng thông tin trước khi ấn like, share hoặc bình luận.
Nên tìm đọc
các chỉ dẫn của các chuyên gia nghiên cứu về tin giả đăng tải trên các tạp chí
khoa học, các trang web của các cơ quan đào tạo, nghiên cứu báo chí truyền
thông có uy tín để tự mình nhận diện tin thật - tin giả, tránh việc vì thiếu những
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà vô tình hoặc bị lợi dụng trở thành người đưa
tin giả./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét