Thời
gian qua, các đối tượng thù địch, chống đối, cơ hội chính trị đã luôn tìm cách
“bẻ lái”, chính trị hóa một số vụ án hình sự nhằm tạo cớ, tìm kiếm sự can thiệp
từ bên ngoài vào Việt Nam, phục vụ hoạt động chống phá Nhà nước.
Các
đối tượng suy diễn, cắt ghép thông tin nhằm làm sai lệch bản chất vụ án, vu khống
các cơ quan chức năng, quy kết để gây ra sự nghi ngờ, hoang mang trong dư luận
quần chúng, nhất là thời điểm chuẩn bị diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND
các cấp.
Điển
hình, vào ngày 9/3, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Ninh Bình ra quyết định
khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quốc Khánh, quê quán
tại Lưu Phương, Kim Sơn, Ninh Bình; ngày 29/3, Công an TP Hà Nội thi hành lệnh
bắt tạm giam đối với Lê Trọng Hùng, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội. Cả 2 đối tượng đều bị bắt theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm
2015, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngay
sau khi các đối tượng bị bắt, khởi tố, lập tức trên các trang truyền thông như
“Việt Tân”, “Nhật ký yêu nước”, “Dân làm báo”, RFA, VOA… cùng facebook, blog của
một số phần tử chống đối, cơ hội chính trị đã xuyên tạc, vu khống cơ quan chức
năng trong hoạt động khởi tố hình sự đối với các vụ án nói trên. Các đối tượng
cho rằng, việc cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam các bị can trên là “chỉ
dấu cho thấy đang có đợt trấn áp trước bầu cử” nhằm bóp nghẹt, bịt miệng các
“tiếng nói trái chiều”… Từ đó, họ cổ suý, kêu gọi những người “hoạt động vì dân
chủ” lên tiếng đả kích, chống phá trên mạng internet.
Các
đối tượng chống đối, cơ hội chính trị muốn nhân cơ hội này để “tung diều trước
gió”, vu cáo các cơ quan chức năng bắt Trần Quốc Khánh và Lê Trọng Hùng là vì
lý do các đối tượng này tự ứng cử.
Với
các thông tin sai lệch được đưa lên blog, trang mạng xã hội, các đối tượng
xuyên tạc vụ án theo chiều hướng tiêu cực, hướng lái dư luận với mục đích, ý đồ
xấu. Trên thực tế, việc điều tra vụ án đối với các bị can trên được tiến hành
theo trình tự, thủ tục pháp lý. Việc khởi tố, bắt tạm giam bị can là khi cơ
quan tiến hành tố tụng có căn cứ xác định hành vi phạm tội theo quy định của Bộ
luật Hình sự, cần khởi tố để điều tra, làm rõ, xét xử theo quy định.
Việc
áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên cơ sở luật pháp không phụ thuộc vào thời
điểm trước, trong hay sau bầu cử. Do đó, không thể vu cáo cho rằng vì chuẩn bị
bước vào thềm bầu cử nên chính quyền Việt Nam mới tiến hành bắt bớ để ngăn chặn
số người tự ứng cử. Hoàn toàn không có việc do các đối tượng này tự ứng cử nên
mới bị bắt, đó là lập luận sai trái với động cơ xấu.
Ngay
sau khi các đối tượng này bị bắt, tổ chức khủng bố Việt Tân đăng thông tin trên
website, fanpage với chủ đề: “Tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị bắt giam”.
Trong bài viết, tổ chức này đưa ra các luận điệu rằng “chỉ vì phổ biến Hiến
pháp và tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà ông Lê Trọng Hùng (facebooker Hùng Gàn
Lê), SN 1979, đã bị nhà nước Việt cộng bắt giam với cáo buộc “Tàng trữ, phát
tán tài liệu chống nhà nước”.
Thông
tin này được tổ chức khủng bố Việt Tân tung ra nhằm “đánh lận con đen”, lừa bịp,
dẫn dắt dư luận theo hướng Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh bị bắt chỉ vì ứng cử
đại biểu Quốc hội chứ không phải vì hành vi phạm pháp, chống phá Nhà nước. Tuy
nhiên, khi đăng tải thông tin lại bỏ đi bản chất vụ án là các đối tượng đã có
quá trình dài vi phạm pháp luật hình sự, bất chấp các hoạt động giáo dục, ngăn
ngừa của cơ quan chức năng.
Trong
bài viết “Bắt những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội: sự vi phạm Hiến pháp”
vào ngày 29/3, trang RFA đăng tải thông tin vu cáo rằng “trước lúc bị bắt, vào
ngày 18/3, trên Facebook cá nhân của mình, ông Lê Trọng Hùng đã đăng tải các
hình ảnh và tài liệu cho thấy ông đã nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV
tại Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội”.
Dẫn
lời của một đối tượng chống đối chính trị trong nước, RFA quy kết: “Việc bắt
ông Lê Trọng Hùng với một vị bác sĩ đang ứng cử đại biểu Quốc hội, thì tôi thấy
họ chà đạp lên chính luật pháp mà họ đặt ra. Bắt vào thời điểm khác còn có thể
bào chữa cho việc bắt bớ, đàn áp tự do ngôn luận. Bắt ngay lúc người dân được tự
do ra ứng cử thì rõ ràng họ muốn nói việc ứng cử không phải việc của dân”.
Thực
tế, việc bắt và khởi tố các đối tượng theo quy định của pháp luật được các cơ
quan tố tụng làm rất chặt chẽ, thận trọng, đảm bảo đúng người, đúng tội, song
các phần tử chống đối, cơ hội chính trị lại cố tình định hướng, xuyên tạc để
làm sai lệch bản chất của vụ án nhằm hướng dư luận theo hướng tiêu cực. Sự điều
chỉnh của pháp luật đối với các hành vi là khách quan, bất kỳ ai, vị trí nào, nếu
sai phạm đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, theo các điều khoản tương ứng.
Do
đó, không có cớ gì khi các đối tượng này vi phạm pháp luật hình sự, hành vi đủ
yếu tố cấu thành tội phạm lại không bị khởi tố. Thời điểm diễn ra bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là lúc mà các đối tượng
chống đối ra sức tuyên truyền chống phá, bản thân các đối tượng cũng nhân cơ hội
này để tăng cường “múa bút”, tuyên truyền xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước, nhân
dân nên việc bị cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định
pháp luật là lẽ hiển nhiên. Khởi tố vụ án hình sự đối với các bị can có hành vi
vi phạm pháp luật hình sự là việc làm cần thiết để đảm bảo giá trị pháp lý căn
bản, đồng thời bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm hại./.
NĐL-H3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét