Năm nay bỗng
nhiên Việt Tân lại đổi mới cách kỷ niệm ngày “bám càng xuất ngoại” của mình
theo cách khác lạ. Đó là đăng các bài tưởng niệm về những ông tướng ngụy quân
đã tìm tới “ông bà ông vải” trong ngày 30/4. Vị tướng ngụy quân mà Việt Tân nhắc
đến là Nguyễn Khoa Nam và Lê Nguyên Vỹ, 2 trong số 5 ông tướng đã chết trong
ngày vui của dân tộc.
Ca ngợi về những
vị tướng chết trong ngày 30/4, đám Việt Tân một lần nữa muốn cứu rỗi hình ảnh về
một đội quân bạc nhược, một đội quân mà tướng chạy trước, lính lũ lượt chạy
theo sau, một quân lực hạng tư thế giới nhưng chỉ sau 3 chiến dịch, nó đã sụp đổ
một cách nhanh chóng như 1 lẽ tất nhiên. Nhưng sự “vinh danh” này trở nên thật
lố bịch khi 5 ông tướng nhà trời này so với cả trăm tướng ngụy đã nhanh chân chạy
ra nước ngoài thì như một bức tranh khôi hài.
Mấy ông tướng
chết vì sao? Vì sự trung thành mù quáng với ngụy quyền đến độ các ông tướng này
không thể chấp nhận được thực tại là chế độ bù nhìn đã sụp đổ trong khi muốn tử
thủ cũng chẳng xong. Đó còn là sự thất vọng vào chiến hữu, vào cấp trên của
mình khi mồm hô tử thủ mà quay ra quay vào còn mỗi mình ở trụ sở doanh trại. Đó
cũng còn là những con người nợ máu với cách mạng, gây nhiều tội ác với nhân dân
và lo sợ trước kết cục của mình.
Đúng là thật
khôi hài khi những con cháu của các vị tướng lĩnh rồi sĩ quan không dám tự chết
đã bỏ lại mấy ông tướng tự chết kia nay lại quay lại khóc thương, tưởng nhớ,
tôn vinh. Nó khôi hài như chuyện chính đám quân lực ngày trước còn tung hô Ngô
Đình Diệm, quyết bảo vệ Tổng thống đến cùng nhưng rồi chính đám quân lực đó ăn
tiền của Mỹ lại lật đổ, sát hại vị tổng thống đáng kính của chúng. Để rồi hơn nửa
thế kỷ sau, chúng dựng Diệm dậy như dựng 1 “con cương thi” để khóc, để biết ơn.
Một chế độ bù
nhìn thối nát, một đội quân ăn bám và ăn hại thì có tìm cách tô son, trát phấn
lên mặt nó cũng biến nó thành trò hề cho thiên hạ xem mà thôi. Tôn vinh cứ được
cho là dăm ba con người tốt đẹp của chúng thì chẳng khác gì lại vả nguyên cả 1
chế độ. Đúng là cũng khéo làm truyền thông. Thôi thì nhớ thì nhớ, chẳng ai cấm,
nhưng nhớ để reo rắc ảo tưởng cho thế hệ sau thì chẳng được đâu./.
NĐV-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét