Trọng dụng nhân
tài từ xưa đến nay, luôn được duy trì và phát triển trong mọi nền văn minh nhân
loại. Bởi trong từng bước đi lịch sử, nhân tài đóng vai trò tiên phong thúc đẩy
xã hội tiến lên những bước tiến mới cao hơn, văn minh hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nhấn mạnh, “kiến thiết cần có nhân tài”, Người căn dặn, “để xây dựng nước
nhà, chúng ta cần ngày càng nhiều trí thức tốt. Đảng và Chính phủ vừa phải giúp
cho thế hệ trí thức ngày càng tiến bộ, vừa phải đào tạo thêm trí thức mới”. Trong
những năm qua, việc trọng dụng nhân tài, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động nghiên cứu và giáo dục là một vấn đề có tính chiến lược và là
chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong đó, việc mời gọi người
Việt định cư ở nước ngoài trở về cống hiến, xây dựng đất nước là một nội dung
quan trọng, được đề cập và cụ thể hóa thông qua nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng
và Nhà nước. Ngày 28 tháng 4 năm 2020 Bộ Nội vụ ra Quyết định 297/QĐ-BNV Ban
hành kế hoạch xây dựng đề án chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài. Mặc
dù điều kiện cơ sở vật chất trong nước cũng như các ưu đãi dành cho hoạt động
nghiên cứu khoa học còn nhiều khó khăn. Nhưng rất nhiều nhân sĩ, trí thức người
Việt định cư ở nước ngoài đã trở về Việt Nam sinh sống, làm việc. Họ đã tham
gia giới thiệu nhiều tác phẩm, công trình, đề tài mới bổ ích; tham gia hội thảo,
tư vấn, tham mưu đề xuất nhiều ý kiến có giá trị, chung tay, góp sức thiết thực
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước.
Nhưng cũng từ
đây một số đối tượng có lòng dạ hẹp hòi, chống cộng điên cuồng, mượn danh, đội
lốt các nhà khoa học, lợi dụng các hoạt động nghiên cứu khoa học để xuyên tạc sự
thật, bôi đen lịch sử. Với những thủ đoạn như thành lập các hội, các nhóm
nghiên cứu, cho ra đời viện này viện kia để vừa tuyên truyền chống cộng trong cộng
đồng người gốc Việt ở nước ngoài, vừa tiến hành đầu độc những người thiếu hiểu
biết ở trong nước. Đối tượng mà các thế lực thù địch quan tâm là thanh thiếu
niên và các nhóm yếu thế trong xã hội, lợi dụng những khó khăn trong hoàn cảnh
của họ để từ đó gieo cấy, tiêm nhiễm tư tưởng chống cộng, chống phá Đảng, Nhà
nước… tạo ra tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nhận thức, hướng họ
đến một “cuộc cách mạng màu”… sau khi trở về từ các khóa học, các cuộc hội thảo
do Họ tổ chức ở nước ngoài.
Đối với nhóm
trí thức lớn tuổi họ tập trung vào việc ngụy tạo giá trị ảo cho những tổ chức
phản động, những thây ma của chế độ cũ vốn thường xuyên điên cuồng chống phá sự
nghiệp cách mạng, Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đằng sau vỏ bọc biên khảo, phổ biến
lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam, một số tổ chức học thuật hải ngoại như
“hội sử học Việt Nam” không hề che giấu mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam, cố tình bịa đặt, xuyên tạc thực tế trong nước. Họ cho rằng ở
Việt Nam đang tồn tại “đấu tranh giai cấp, với lớp chủ mới và một lớp tân vô sản
với những thực trạng xã hội mới”. Tổ chức gọi là “Học viện công dân” còn công
khai ngợi ca chế độ cũ, cho rằng tại Việt Nam “chưa bao giờ thật sự có quyền
công dân”, “ý thức công dân chỉ được giáo dục, phát triển ở Việt Nam cộng hòa”.
Đặc biệt, lợi dụng việc được tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu, họ lập ra “Học
viện công dân” đội lốt dưới hình thức truyền bá kiến thức để chống phá.
Hiện nay, từ sự
thiếu hiểu biết nên một số website, diễn đàn học thuật trong nước đã vô tình tiếp
tay cho các tổ chức, cá nhân trên, như trường hợp một trường đại học ở miền
Trung đã đăng thông tin về học bổng xã hội dân sự của VOICE. Cùng với đó là hiện
tượng mở các trang fanpage, nhóm kín có tên gọi, nội dung na ná một số hội,
nhóm nghiên cứu, giáo dục nghiệp dư trên facebook để len lỏi truyền tải những
bài viết xuyên tạc lịch sử, sai sự thật. Ngoài ra, số nhóm, cá nhân tổ chức này
còn thường xuyên sử dụng tài khoản giả mạo, cài người vào đội ngũ quản lý, mua
chuộc quản trị viên của một số diễn đàn học thuật trực tuyến để đăng tải bài viết
có nội dung xấu, bình luận có tính tiêu cực. Kết hợp với các chiêu trò này là
việc lợi dụng vỏ bọc tổ chức, cá nhân để dịch thuật, xuất bản trái phép các ấn
phẩm sách, tạp chí phi chính trị, phản giáo dục dưới hai hình thức in ấn và trực
tuyến. Đây được xem là công cụ giúp kẻ phản động truyền tải những quan điểm xấu,
độc, vừa là cách để kiếm tiền. Khi bị nhận diện, phát giác họ lại sử dụng cái
“mác” tổ chức học thuật, cơ sở giáo dục để to mồm la lối, vu cáo chính quyền.
Từ thực tế trên
đang đặt ra yêu cầu với các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa của Việt Nam ở
trong nước và ngoài nước, cần nêu cao trách nhiệm nghề nghiệp trong việc xuất bản
sách, công bố bài viết trên các trang mạng xã hội. Các cơ quan chức năng cần có
những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn để ngăn chặn kịp thời các tổ chức, cá
nhân lợi dụng tự do nghiên cứu, học thuật để thực hiện mưu đồ chống phá Việt
Nam. Đồng thời, những tổ chức và cá nhân khi tìm hiểu về văn hóa, lịch sử trên các
phương tiện thông tin, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, có ý thức nghiêm túc
trong việc trau dồi tri thức, điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đúng đắn,
không bị dẫn dắt bởi các luận điệu giả mạo học thuật, giả mạo tri thức để chống
phá cách mạng nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét