Trong sự nghiệp
đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) nói chung, xây dựng Quân đội ta nói
riêng, lợi ích có vai trò cực kỳ quan trọng, được coi là động lực sâu xa nhất
trong phát huy nhân tố con người. Thế nhưng, lợi ích chung và lợi ích riêng
không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau, cho nên mỗi tập thể khác nhau nếu
không được định hướng đúng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự vận động chung của toàn xã
hội. Vì vậy, việc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích
riêng là vấn đề vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa cơ bản lâu dài trong quá trình
xây dựng CNXH và xây dựng quân đội.
Chủ nghĩa Mác -
Lênin đã xác định rõ, lợi ích chỉ tồn tại trong đời sống xã hội và luôn gắn
liền với các chủ thể nhất định. Các chủ thể này là các cá nhân riêng lẻ, hoặc
là các tập thể hay cả cộng đồng xã hội. Phân biệt chung hay riêng chỉ mang tính
tương đối và trong mối quan hệ rất cụ thể với nhau.
Lợi ích riêng
là những lợi ích gắn với từng con người và thoả mãn những nhu cầu riêng của
từng con người ấy. Còn lợi ích chung là lợi ích của một tập thể hay của cả cộng
đồng xã hội nhất định và thoả mãn những nhu cầu chung của tập thể hoặc cộng
đồng xã hội. Lợi ích chung và lợi ích riêng trong quá trình xây dựng CNXH,
trong xây dựng quân đội luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Đối với mỗi con
người, lợi ích riêng của bản thân bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định trực
tiếp thôi thúc họ hoạt động. Đúng như C.Mác đã nói, không ai làm cái gì
cả nếu như cái đó không gắn liền nhu cầu (hay lợi ích) của họ. Mỗi con người
thông thường hoạt động trước hết và lợi ích của bản thân, của gia đình, sau đó
mới vì xã hội. Nhưng khi con người đã ở trình độ hoạt động tự giác của mình
trong xã hội thì họ ý thức rõ con người bao giờ cũng gắn với một tập thể, một
cộng đồng nhất định. Một mặt, họ góp phần tạo nên sự tồn tại và phát triển của
cộng đồng; nhưng mặt khác, đời sống của họ bị quy định hết sức chặt chẽ
bởi sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Trong xã hội mà nhân dân làm
chủ và mọi quyền lực đã thuộc về nhân dân như ở nước ta ngày nay, thì sự thống
nhất giữa lợi ích riêng và lợi ích chung là điều rất dễ cảm nhận.
Lợi ích riêng
và lợi ích chung là hai mặt trong một thể thống nhất. Xét đến cùng, lợi ích
riêng sẽ không thực hiện được nếu không bảo đảm lợi ích chung. Mặt khác, lợi
ích chung chỉ được bảo đảm khi giải quyết thoả đáng lợi ích riêng. Khi đề cập
đến sự kết hợp các lợi ích. Tuy vậy, trong thực tế, ở mỗi thời điểm nhất định,
vẫn xảy ra mâu thuẫn giữa lợi ích riêng và lợi ích chung. Mặc dù quân đội ta có
những lợi ích chung tạo nên sự thống nhất vững chắc chắc ý chí và hành động
nhưng cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong tình hình
hiện nay, Quân đội ta ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ là đội quân chiến
đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất còn thực hiện nhiệm vụ quốc
tế cao cả. Do đó, mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể, giữa riêng và chung không
gay gắt như trong chiến tranh trước sự tồn vong của Tổ quốc, của cá nhân. Nhưng
những mâu thuẫn mới giữa cá nhân và tập thể cũng không phải là ít, đặc biệt là
có sự tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường đến cán bộ, chiến
sĩ, khiến cho trong một bộ phận quân nhân xuất hiện tư tưởng được mất, tính
toán thiệt hơn, nguy hại nhất là có những quân nhân thoái hoá biến chất, lợi
dụng lợi ích chung để đục khoét, làm thất thoát tài sản của quân đội, xâm phạm
và làm tổn hại đến lợi ích của cán bộ, chiến sĩ. Việc giải quyết hài hoà lợi
ích riêng và lợi ích chung bao giờ cũng đòi hỏi phải đặt lợi ích chung lên
trên. Khi có mâu thuẫn, có thể phải hy sinh lợi ích riêng để thực hiện nghĩa vụ
phục vụ cho lợi ích chung. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Lợi ích của
cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi
ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục
tùng lợi ích chung của tập thể”[1]
Quán triệt tinh
thần đó, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm chăm lo đến lợi ích của cán bộ,
chiến sĩ quân đội. Điều này được thể hiện trong việc hoàn thiện dần các chính
sách đối với quân đội và hậu phương quân đội. Sự chăm lo ấy chính là nhằm phát
huy tính tích cực của nhân tố con người trong quân đội, bảo đảm cho quân đội
hoàn thành chức trách của mình, vì lợi ích chung của Tổ quốc, của nhân dân.
Trong những năm
đổi mới vừa qua, hiện tượng xem nhẹ lợi ích cá nhân, lợi ích cá nhân, lợi ích
kinh tế trong xã hội đã bị phê phán. Với quân đội, cán bộ, chiến sĩ không có
điều kiện thực hiện lợi ích cá nhân bằng trực tiếp kinh doanh như các công dân
hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá. Hơn nữa, từ chức năng, nhiệm vụ
của quân đội, họ không thể coi lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp như đối
với người lao động khác. Đặc biệt, trong thực hiện chức năng cơ bản nhất là
chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng
và bảo vệ nhân dân, chính yêu cầu nghiêm ngặt của nhiệm vụ chiến đấu, của sự hy
sinh tính mạng đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ quân đội phải đặt lên hàng đầu động lực
chính trị, tinh thần. Chính vì vậy, để không coi nhẹ vai trò của động lực lợi
ích vật chất, tinh thần đối với quân nhân, không nên có sự tính toán “cò kè bớt
một thêm hai” quá chi ly đối với chính sách bảo đảm lợi ích riêng hợp lý cho
cán bộ, chiến sĩ. Bởi sự “cò kè” đó sẽ làm suy giảm lòng say mê công tác, học
tập, rèn luyện theo xu hướng binh nghiệp của họ, tất nhiên dẫn đến làm hại cho
lợi ích chung của Tổ quốc, của nhân dân.
Song, đối với
cá nhân từng quân nhân, thì lại phải xác định thái độ giải quyết đúng mối quan
hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích chung của Tổ quốc, của nhân dân trong thực
hiện chức trách, nhiệm vụ của mình theo tư tưởng của Bác Hồ. Chân lý “không” có
gì quý hơn độc lập tự do” đòi hỏi mỗi công dân phải đặt vận mệnh của đất nước,
của dân tộc, của chế độ lên hàng đầu lợi ích của mình; phải nghĩ đến lợi ích
chung đó để góp phần chăm lo và tính toán đến lợi ích riêng của mình cho phù
hợp. Cho nên, cán bộ, chiến sĩ quân đội là lực lượng làm nòng cốt cho toàn dân
trong nền quốc phòng bảo vệ Tổ quốc XHCN, nhất thiết phải luôn giữ vững lòng
trung với Đảng, hiếu với dân, để hy sinh chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, vì CNXH, dù còn những vấn đề về lợi ích riêng chưa được giải quyết thoả
đáng.
Chúng ta luôn ý
thức rõ ràng, trong lợi ích chung của Tổ quốc, của nhân dân, đã có lợi ích
riêng của gia đình mình, bản thân mình. Cho nên, nói “nước mất nhà tan” hoặc
“nước nhà phồn vinh, gia đình hạnh phúc” là với tinh thần như vậy. Ngoài ra,
khi tiến hành những hoạt động của cá nhân, gia đình để chăm lo chính đáng đến
lợi ích riêng, cũng cần suy nghĩ xem có đóng góp được gì cho xã hội, và có xâm
hại đến lợi ích chung không.
Tóm lại, việc
giải quyết hoà hoà lợi ích chung và lợi ích riêng trên cơ sở đặt lợi ích chung
lên trên lợi ích riêng, nhất là khi có mâu thuẫn, sẽ là một động lực phát huy
nhân tố con người trong xã hội nói chung và trong quân đội ta nói riêng. Xử lý
đúng đắn mối quan hệ đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, nhân dân, quân đội
và mỗi cá nhân cán bộ, chiến sĩ.
NXT - H1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét