Trong
những ngày này, cả nước cũng như toàn ngành giáo dục, các em học sinh, các phụ
huynh và chính quyền các cấp ở các địa phương đang tích cực nỗ lực vừa chống dịch
Covid – 19 vừa khẩn trương chuẩn bị cho các kỳ thi hoàn thành năm học 2020 –
2021 với tất cả trách nhiệm, tình thương giành cho các em học sinh – người chủ
tương lai của nước nhà. Trong suy nghĩ của mọi người, mọi nhà dù còn không ít
những lo phiền về chuyện học đường trong bối cảnh dịch bệnh nhưng vẫn tin rằng,
một năm học sẽ thu được nhiều kết quả mới, nền giáo dục nước nhà sẽ tiếp tục
phát triển vững chắc.
Tuy
nhiên, đi ngược với mong muốn của phần lớn những người trong cuộc, Ngọc Ẩn, một
Blogger lại tung lên trang mạng “danlambao” một bài viết có tựa đề “ Giáo
dục ở Việt Nam sẽ đi về đâu”. Nội dung bài viết nhìn nhận tiêu cực về nền giáo
dục nước nhà, cho rằng giáo dục Việt Nam hiện nay có tính chất sai lầm, mơ hồ,
hoang tưởng, hỗn loạn, dối trá trong thảm trạng vô minh. Điều đáng trách và
đáng phê phán là Ngọc Ẩn đã lợi dụng việc nói về giáo dục nhưng thái độ lại rất
thiếu giáo dục, nói đến minh triết nhưng cách nghĩ, cách nhìn lại rất phiến diện,
cực đoan, không có bất cứ một ý nghĩ nào góp ý xây dựng cho sự phát triển của nền
giáo dục nước nhà mà toàn những luận điệu hằn học, phi lý, thể hiện rõ bản chất
của một kẻ lưu manh chính trị, thù địch đối với Đảng, Nhà nước, thù địch đối với
chế độ chính trị, xã hội của Việt Nam.
Ngọc
Ẩn lợi dụng những sự kiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật ở một số trường học
để bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc bản chất của nền giáo dục nước nhà, bản chất của
chế độ xã hội, và bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Hắn lấy hình ảnh những
Panô, khẩu hiệu treo ở các trường học, lấy phong trào vận động xây dựng “trường
học thân thiện, học sinh tích cực”…để bóp méo, xuyên tạc trắng trợn quan điểm,
chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận thành tựu giáo dục, đào tạo của nước nhà.
Ngọc
Ẩn tự suy diễn rằng nền giáo dục Việt Nam hiện nay chẳng qua là những nghị quyết,
đường lối của Đảng về giáo dục. Cho nên nền giáo dục đó là vô minh vì nó được dựa
trên nền tảng của những triết lý vô minh là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh. Sự suy diễn như vậy của Ngọc Ẩn là vô căn cứ và
phi lý về nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Kế thừa truyền thống hiếu học của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa tư tưởng của nhân loại và xuất phát từ thực tiễn đất nước,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương, quan điểm coi giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng,
chủ trương, chính sách của Nhà nước, ngành giáo dục và cấp ủy, chính quyền các
địa phương, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các em học sinh, sinh
viên trong cả nước đã và đang tích cực phấn đấu, khắc phục những khó khăn về
tình hình dịch bệnh để đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo; tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc
tế.
Trong
thời gian qua, có một số vụ việc vi phạm đạo đức học đường, vi phạm pháp luật,
vi phạm quy chế, quy định về giáo dục và đào tạo là có thật. Những hạn chế, yếu
kém, bất cập trong giáo dục gây ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng xấu đến
ngành giáo dục và địa phương cũng như vị thế của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo
dục. Những hành vi vi phạm pháp luật trong trường học đã và đang được khởi tố
theo quy định của pháp luật, những cá nhân, tổ chức vi phạm bị đưa ra xử lý
công khai, nghiêm minh, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội. Nhưng không thể lấy
câu chuyện “con sâu làm giàu nồi canh” mà phủ nhận những thành tựu của nền giáo
dục nước nhà; bôi nhọ chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Những luận điệu
phi lý của Ngọc Ẩn về bản chất của nền giáo dục nước nhà không có mục đích gì
khác ngoài mục đích nhằm phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng, gây mất niềm tin của nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài
đối với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Luận điệu của Ngọc Ẩn về giáo dục ở Việt Nam
hiện nay là một sự cuồng ngôn, quàng xiên, hàm hồ, đi ngược lại truyền thống lịch
sử văn hóa, nhân văn, hiếu học của dân tộc. Thái độ, lời nói, hành động cực
đoan, vô căn cứu, phi lý theo lối lưu manh chính trị của hắn cần phải được loại
bỏ./.
PTC-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét