Dân
chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là những vấn đề toàn cầu, có vị trí ngày
càng nổi bật trong các quan hệ song phương và đa phương, được cộng đồng quốc tế
đặc biệt quan tâm. Liên hợp quốc xác định: hòa bình, an ninh, nhân quyền, phát
triển là các lĩnh vực hoạt động trụ cột; các tổ chức toàn khu vực ở châu Âu,
châu Phi, châu Mỹ và nhiều tổ chức đa phương luôn xem vấn đề nhân quyền nói
chung, dân tộc, tôn giáo nói riêng là mối quan tâm chung, hướng ưu tiên trong
các hoạt động hợp tác, cũng như trong xây dựng và hoàn thiện các thiết chế, thể
chế và cơ chế thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện. Những vấn đề về dân tộc, tôn giáo
được đưa vào các chương trình nghị sự của các diễn đàn đa phương, song phương
và quốc tế, như Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN),... Các quốc gia khi tham gia các điều ước quốc tế đều phải
có trách nhiệm giải trình về việc thực hiện quyền con người nói chung, trong đó
có các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng,...
Tuy
nhiên, bên cạnh việc phối hợp, hợp tác và trợ giúp kỹ thuật của cộng đồng quốc
tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người, luôn tiềm ẩn
và hiện hữu những âm mưu và ý đồ thâm độc của các thế lực thù địch lợi dụng các
vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo nhằm can thiệp thô bạo vào công
việc nội bộ của các quốc gia, vi phạm và chà đạp nghiêm trọng luật pháp và đạo
lý quốc tế. Đồng thời, các thế lực thù địch thường sử dụng các vấn đề này để thực
hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với mục đích lật đổ chế độ chính trị,
chính quyền hợp hiến, hợp pháp của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt
Nam. Âm mưu, ý đồ thâm độc của các thế lực thù địch là sử dụng chiêu bài “dân tộc”,
“tôn giáo”, “nhân quyền”, “dân chủ” đối với nước ta nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phá vỡ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc bằng cách kích động chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo
cực đoan, phủ nhận các giá trị đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà
nước Việt Nam về những vấn đề này... Cách thức mà các thế lực thù địch tác động
vào đội ngũ lãnh đạo trung, cao cấp của hệ thống chính trị, tầng lớp trí thức,
thanh niên, sinh viên, giới trẻ, bộ phận nông dân bị thu hồi đất, công nhân bị
mất việc, hay một số phần tử bất mãn với chế độ, là thông qua hàng loạt chiêu
bài, như “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “tam quyền phân lập”, “công đoàn độc lập”,
“xã hội dân sự”, “quyền tự trị của các dân tộc thiểu số”, “tư nhân hóa quyền sở
hữu đất đai”, các hoạt động truyền đạo, các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng trái
với pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của nước ta.
Do
vậy, vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền trong quan hệ quốc tế không
chỉ đơn thuần là việc thực thi nghĩa vụ pháp lý quốc tế, mà còn là biểu hiện trực
tiếp của cuộc đấu tranh về ý thức hệ, về quan điểm giá trị đạo đức, văn hóa và
truyền thống, giữa các quốc gia và nền văn hóa. Chính vì đặc điểm cốt yếu này,
cuộc đấu tranh bảo vệ các giá trị nền tảng của hệ tư tưởng, chế độ xã hội, thể
chế chính trị... trong các vấn đề dân tộc, tôn giáo là đặc biệt cần thiết và
quan trọng.
Hiện
nay, chủ nghĩa dân tộc ly khai và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan đã
và đang đe dọa trực tiếp tới sự ổn định chính trị và chế độ của nhiều nước, nhất
là những quốc gia lựa chọn con đường phát triển theo lý tưởng cộng sản và xã hội
chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Thực tiễn công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng
tư tưởng và bảo vệ chế độ, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững, trong bối
cảnh nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết cần
nghiên cứu, triển khai mạnh mẽ các giải pháp chiến lược./.
NMĐ-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét