Những
năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam như chìm trong đêm tối,
không có đường ra. Nhiều hào kiệt, chí sĩ yêu nước như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học đã tìm cách tập hợp nhân dân đấu tranh chống
lại chế độ xã hội đương thời. Nhưng tất cả các trào lưu cứu nước đó đều bị kẻ
thù thẳng tay đàn áp và cuối cùng đều bị thất bại.
Thấy
rõ sự hạn chế về con đường cứu nước của các bậc tiền bối, năm 1911, Nguyễn Tất
Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) với mẫn cảm chính trị đặc biệt
đã quyết định đi sang phương Tây để tìm con đường cứu nước mới. Một bước ngoặt
lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là vào năm 1920, Người
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu
tiên. Đặc biệt, khi đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
V.I.Lênin, Người đi đến kết luận về con đường cứu nước đúng đắn: Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc, không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
Để cách mạng thành công, “trước hết phải có Đảng cách mệnh", "Đảng muốn
vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt". Sở dĩ Hồ Chí Minh lấy chủ nghĩa Lênin
làm cốt, làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng cách mạng,
vì đó là "chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất".
Từ nhận thức đó, Người đã trực tiếp truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, xúc tiến thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, mở các lớp huấn luyện cán bộ đưa về nước làm hạt nhân lãnh đạo các
tổ chức cách mạng. Đó là quá trình chuẩn bị về chính trị, tổ chức, cán bộ để
hình thành các tổ chức cộng sản đầu tiên và dẫn đến Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03 tháng 02 năm 1930. Trong bản
Chính cương vắn tắt do Hồ Chí Minh khởi thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất
Đảng đã xác định: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản”.
Như
vậy, ngay từ đầu vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Hồ
Chí Minh và Đảng ta lựa chọn đã trở thành tư tưởng cốt lõi, sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Trong đó, giành độc lập dân tộc, đem lại tự do hạnh
phúc cho nhân dân là mục tiêu trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
Rõ
ràng, sự lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường giải phóng dân tộc, đặt sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta theo phương hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa
chọn của lịch sử, hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại
và thực tiễn Việt Nam. Sự lựa chọn đó không nằm ngoài ý nguyện của các tầng lớp
nhân dân ta trong cuộc đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh để thoát khỏi cảnh đời mất
nước, sống dưới ách nô dịch của chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập dân
tộc và từng bước xây dựng xã hội mới không còn áp bức, bất công và chỉ có chủ nghĩa
xã hội mới có thể bảo vệ vững chắc mọi thành quả của độc lập dân tộc, đem lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động.
Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam hơn 90 năm
qua đã chứng minh tính đúng đắn của sự lựa chọn đó. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt
và tài tình của Hồ Chí Minh và Đảng ta, cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn
ghềnh thác, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, qua
35 năm thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cách mạng
Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm thay
đổi nhanh chóng bộ mặt đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
không ngừng được cải thiện. Thực tế đó đã khiến bạn bè quốc tế cũng phải ngạc
nhiên, ca ngợi và khâm phục.
Xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta là sự nghiệp đầy khó khăn,
gian khổ và diễn ra không phải trong một sớm, một chiều. Qua thực tiễn đổi mới,
quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về chặng đường
và bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam … dần dần được hình thành trên những
nét cơ bản và ngày càng sáng rõ hơn./.
ĐVP-H3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét