Hiện nay, các thế lực thù địch đang
ra sức chống phá nước ta, trong đó có luận điệu đòi "thương mại hoá"
trong giáo dục - bản chất của tư tưởng này là sự tách rời giáo dục với chính
trị, xem vị trí của giáo dục là "đứng ngoài chính trị, đứng ngoài giai cấp".
Đây là một khuynh hướng tư tưởng hết sức phản động, phản khoa học. Nhưng trên
thực tế, khuynh hướng này lại rất dễ xâm nhập và lan toả trong các hoạt động
giáo dục - đào tạo. Vì vậy, cần nhận diện rõ và chủ động phòng chống khuynh
hướng này trong mọi hoạt động giáo dục. Cụ thể, để phòng chống, ngăn chặn
khuynh hướng “thương mại hoá” phi chính trị hoá giáo dục trong quá trình giáo
dục - đào tạo ở các nhà trường, cần chú ý giải quyết tốt các vấn đề sau:
Một
là, tiếp tục đổi mới,
xác định chính xác mục tiêu, mô hình giáo dục - đào tạo trong các nhà trường.
Mục tiêu giáo dục - đào tạo của mỗi nhà trường phải hướng tới và nhằm góp phần
thực hiện mục đích giáo dục của Đảng: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân
cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá
trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống,
lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá, con người Việt Nam”.
Xây dựng mô hình giáo dục - đào tạo
của các nhà trường phải mang tính chất mở với nhiều hình thức học tập, thực
hành linh hoạt, có những “dịch vụ giáo dục - đào tạo” thích hợp ở một số cấp,
bậc học, ngành học (như giáo dục chuyên nghiệp và đại học), song cũng cần phải
kiên quyết chống lại mọi biểu hiện “thương mại hoá giáo dục” vô nguyên tắc,
phấn đấu bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục.
Hai
là, nội dung, chương
trình giáo dục - đào tạo được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới,
đồng thời thích ứng với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước, thể hiện
được bản sắc văn hoá, giáo dục của dân tộc. Nội dung, chương trình ở tất cả các
cấp học phải phản ánh rõ nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã
hội; phản ánh sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học, chú trọng mục tiêu
giáo dục thế giới quan, phương pháp luận mácxít và bồi dưỡng nhân cách người học.
Ba là,
đổi mới phương pháp
giáo dục - đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học,
đề cao sự hợp tác “thày - trò”, chuyển đổi cách thức dạy học mang nặng tính
chất “hành chính, khoa bảng” sang cách thức “dạy học chất lượng”. Phải làm cho
phương pháp giáo dục - đào tạo thoát khỏi sắc thái “giáo điều, kinh viện”, bày
sẵn, thông báo; áp dụng phương pháp giáo dục - đào tạo tiến tới trình độ “dạy
cách học”, “dạy phương pháp” cho người học.
Bốn
là, coi trọng bồi
dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ tư tưởng và trình độ sư phạm vững
vàng. Trong hoạt động sư phạm hàng ngày, giáo viên không đơn thuần chỉ là những
người truyền đạt các kiến thức khoa học, nghiệp vụ hay chỉ là “trợ giảng”, mà
họ còn phải là người “kỹ sư tâm hồn”, nhà hoạt động chính trị - xã hội, đảm
nhiệm chức năng giáo dục nhân cách người học. V.I.Lênin đã dạy: ... điều quan
trọng nhất là phương hướng chính trị, tư tưởng của các giáo trình. Cái gì quyết
định phương hướng đó? Hoàn toàn và chỉ là thành phần các giảng viên mà thôi....
Vì vậy, phải chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ văn hoá sư phạm
cao, đồng thời là những người tiêu biểu cho sự nhất trí, kiên định với lý tưởng
xã hội chủ nghĩa của Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có thế giới quan và
phương pháp luận khoa học, hoàn thành vai trò người chiến sỹ tiên phong trên
trận tuyến đấu tranh chống mọi biểu hiện của khuynh hướng “phi chính trị hoá
giáo dục”.
ĐXT-H3
biện pháp rất hữu ích!
Trả lờiXóa