Thực
tiễn cho thấy, tấn công vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng
tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thủ đoạn tinh vi, thâm độc của các thế
lực thù địch, phản động, nhằm tạo ra khoảng trống ý thức hệ trong cán bộ, đảng
viên của Đảng, cũng như trong toàn xã hội, để từ đó thúc đẩy quá trình “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và trong xã hội, tiến tới làm tan rã Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đây là thủ đoạn không mới, bởi từ khi chủ nghĩa Mác xuất hiện đến
nay, chưa bao giờ các thế lực chống cộng ngưng nghỉ việc công kích, chống phá
nó. Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh chiến lược “diễn biến
hòa bình” để chống phá cách mạng nước ta, với dã tâm thâm độc là nhằm xóa bỏ chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện được âm mưu này, trên lĩnh vực tư tưởng,
các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn hòng xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng
là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm lung lạc niềm tin của
nhân dân vào nền tảng tư tưởng của Đảng, vào chế độ, vào con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam. Sự công kích, chống phá ngày càng quyết liệt khi họ có được cái hiện
thực vô cùng mới mẻ là sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới vào cuối
thế kỷ thứ XX. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội, việc lợi dụng công nghệ thông tin,
mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam càng trở nên tinh vi, phức tạp với
mức độ nguy hiểm khó lường. Vì vậy, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là nhiệm vụ
vô cùng cấp bách hiện nay.
Nhận
thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết
đã nêu những quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm củng cố trận địa tư
tưởng của Đảng trong bối cảnh toàn cầu hóa và tích cực, chủ động hội nhập quốc
tế của đất nước./.
NMĐ-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét