Những
năm qua, nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, các
thế lực thù địch đã sử dụng tổng hợp các phương pháp, cách thức chống phá trên
mọi lĩnh vực xã hội, trong đó, chúng triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn mới
là “bất tuân dân sự” nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa Việt Nam
đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Thuật
ngữ "bất tuân dân sự" lần đầu tiên xuất hiện trong tập tiểu luận của
Henry David Thoreau - nhà văn, nhà tư tưởng người Mỹ, với nhan đề "Dân sự
bất hợp tác", vào tháng 5-1849. Nội dung cơ bản của tập tiểu luận bàn về mối
quan hệ giữa cá nhân (hoặc thiểu số công dân) với nhà nước. Theo đó, cá nhân
(hoặc thiểu số công dân) có thể không tuân thủ, không phục tùng nhà nước; thậm
chí, có thể thực hành chống lại luật pháp của nhà nước nếu cảm thấy những điều
luật đó không phù hợp với người dân, kể cả là với thiểu số, bằng phương pháp
"cách mạng hòa bình".
Thực
chất đây là quan điểm cực đoan, "vô chính phủ" của một kẻ vốn là phạm
nhân (H.D. Thoreau viết tập tiểu luận này nhằm biện minh cho việc ông ta phải
ngồi tù ở bang Massachusetts vì tội không đóng thuế). Mặc dù ở thời điểm ra đời,
tác phẩm của H.D. Thoreau không gây được sự ảnh hưởng nào, nhưng sang thế kỷ
20, tư tưởng về một cuộc "cách mạng hòa bình" của ông được một số nhà
hoạt động chính trị lợi dụng phát triển thành phương pháp đấu tranh bất bạo động
như phong trào "Satyagraha" của Mahatma Gandhi đấu tranh giành quyền
lợi cho người Ấn Độ ở Nam Phi (năm 1914) và giành độc lập cho Ấn Độ từ thực dân
Anh (năm 1947); phong trào đấu tranh dân quyền ở Mỹ của Martin Luther King (thập
niên 60 thế kỷ 20); phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa
Apartheid) ở Nam Phi của Nelson Mandela...
Đặc
biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược "diễn biến hòa
bình" của chủ nghĩa đế quốc ra đời với tư tưởng chủ đạo là chuyển cuộc đấu
tranh vào bên trong các nước XHCN. Từ đó, "bất tuân dân sự" từng bước
trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với các
phương thức, thủ đoạn khác của chiến lược "diễn biến hòa bình". Trong
các cuộc "cách mạng ca hát", "cách mạng màu", "cách mạng
đường phố" ở các nước Đông Âu và Liên Xô vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu
thế kỷ 21; "Mùa xuân Ả Rập" ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đầu những
năm 2010... đều có dấu ấn của phong trào "bất tuân dân sự". Gần đây
nhất là phong trào biểu tình nhằm lật đổ Chính phủ Bolivar ở Venezuela (từ năm
2017 đến nay); phong trào “cách mạng dù” của sinh viên Hồng Công (năm 2014 và
2019) đều thể hiện rất rõ thủ đoạn "bất tuân dân sự".
Như
vậy, “bất tuân dân sự” khi được sử dụng trong tay chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động quốc tế đã trở thành một thủ đoạn phản cách mạng nhằm chống phá,
lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị ở những nước tiến bộ, không cùng
"quỹ đạo" với chúng./.
PQQ-H3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét