Hiện
nay một số nước phương Tây đứng đầu là Mỹ, xác định tôn giáo ở Việt Nam như một
lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam và lôi kéo quần
chúng, do vậy, họ đã có những hoạt động tuyên truyền kích động chống phá ta quyết
liệt hơn hòng đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hóa” nhằm thay đổi thể chế chính trị
ở Việt Nam. Để chống phá, họ đưa ra một số cáo buộc “quy chụp” vu
cáo về tình hình chính sách Tôn giáo ở Việt Nam.
Ngày
21/4, Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) Mỹ ra bản phúc trình năm 2021 về tự
do tôn giáo tại Việt Nam. Báo cáo của USCIRF ghi nhận một số tiến triển tích cực
trong việc bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Tuy nhiên, USCIRF vẫn
đánh giá rằng tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam năm 2020 nhìn chung “tiêu cực”
như trong năm 2019 và tiếp tục đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh
sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo CPC. Một điểm đáng chú ý
là Dung lượng và kết cấu phần báo cáo về Việt Nam năm nay của USCIRF giống báo
cáo năm 2020, vẫn không phản ánh đúng bản chất tình hình, mà thậm chí cố tình
phớt lờ những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Sự khác biệt duy nhất mà USCIRF đưa ra lại là bày tỏ quan ngại
về việc áp dụng Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam.
Chính
sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng
và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo
Báo
cáo của USCIRF về tự do tôn giáo ở Việt Nam đã phản ánh “sai sự thật”, không
khách quan, thể hiện sự thiếu thiện chí, không phản ánh đúng thực tế về
tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Bởi vì:
Vấn đề thứ nhất: Với chính sách nhất quán
của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người
dân thực hiện tự do tôn giáo - tín ngưỡng. Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và
tự do không tôn giáo, tín ngưỡng được quy định trong Hiến pháp, văn bản pháp luật
cao nhất của Việt Nam, và được đảm bảo trên thực tế.
Những
năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần cho tín đồ tôn giáo, bảo đảm cho các tôn giáo phát triển hài hòa, đồng
hành cùng dân tộc. Giáo hội các tôn giáo khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp
nhân đều được chính quyền các cấp quan tâm và tạo thuận lợi để hoạt động tôn
giáo bình thường trong khuôn khổ luật pháp. Không một tôn giáo nào hoạt động
đúng pháp luật mà bị cấm đoán, ngăn cản hay đàn áp như phúc trình của Mỹ báo
cáo ‘sai sự thật’ về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Không một công dân nào bị ép
buộc theo hoặc không theo một tín ngưỡng nào. Tất cả đều trên cơ sở tự nguyện.
Đó là điểm cốt lõi trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam.
Những
quan điểm đó tiếp tục được Đại hội Đảng XII khẳng định và được thể hiện
trong các văn bản pháp luật cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng quyền
tự do tôn giáo, chủ trương lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc
lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu vì "dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng để gắn bó giữa đồng bào các dân tộc,
các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài. Các tín đồ tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cộng đồng người Việt
Nam, được hưởng mọi quyền lợi của một công dân Việt Nam theo quy định của pháp
luật. Trong những năm qua nhiều tôn giáo đã ra đời và được pháp luật Nhà nước
Việt Nam công nhận. Như vậy, về chủ trương, quan điểm đường lối của
Việt Nam về chính sách tôn giáo là hoàn toàn đúng đắn luôn tạo điều
kiện thuận lợi về mọi mặt cho tín ngưỡng tôn giáo hoạt động tự do
theo đúng pháp luật, Hiến pháp quy định chứ không có vấn đề “tiêu
cực” như USCIRF cáo buộc.
Vấn
đề thứ 2: Về những thành tựu đạt được, cho đến nay, Việt Nam có 25,1
triệu tín đồ, chiếm 27% dân số với 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc. Nhà nước
Việt Nam rất quan tâm trong việc thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Việt Nam có 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận
và cấp đăng ký hoạt động (tăng 10 tôn giáo với 28 tổ chức so với trước khi thực
hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo). Năm 2018 và 2019, 3 tổ chức được cấp chứng
nhận đăng ký hoạt động tôn giáo: Hội thánh Tin lành Liên hiệp truyền giáo Việt
Nam, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam, Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của
Chúa Giê su Ky - tô Việt Nam; 1 tổ chức được công nhận pháp nhân tôn giáo: Giáo
hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam. Đối với các nhóm người theo tôn giáo chưa được
công nhận về mặt tổ chức hoặc chưa được cấp đăng ký hoạt động, chính quyền địa
phương vẫn bảo đảm tự do sinh hoạt tôn giáo cho các tín đồ tại gia đình, điểm
nhóm đăng ký với chính quyền hoặc địa điểm hợp pháp theo quy định của Luật.
Tính
đến năm 2020, khu vực Tây Nguyên hiện có khoảng 580.000 tín đồ đạo Tin lành thuộc
33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 311 chi hội, 183 nhà thờ,
hơn 1.700 điểm nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo
tập trung. Tại khu vực miền núi phía Bắc có khoảng 250.000 tín đồ đạo Tin lành
đang sinh hoạt tại 14 chi hội và hơn 1.600 điểm nhóm, trong đó chính quyền địa
phương đã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho gần 800 điểm nhóm. Người
có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở
thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Tổ chức tôn giáo được hoạt động
theo Hiến chương, điều lệ, được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh, sách tôn
giáo; nâng cấp, xây mới cơ sở thờ tự; mở rộng quy mô và hình thức sinh hoạt;
tăng cường, mở rộng hoạt động quốc tế. Đặc biệt, ở Việt Nam không có xung đột
tôn giáo. Các tôn giáo chung sống hòa hợp, gắn bó đồng hành với dân tộc. Chức sắc,
tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm
nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.
Có
thể nói, chưa bao giờ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lại sôi nổi, mạnh mẽ và được
quan tâm như hiện nay. Và, chưa thời kỳ nào mà Đảng, Nhà nước ta lại xây dựng
được hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đầy đủ
và hoàn thiện như ngày nay. Điều đó chứng tỏ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam được bảo đảm toàn diện trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng
tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; chưa bao giờ có chủ trương cản trở
hoạt động tôn giáo bình thường của nhân dân, lại càng không hề có sự kỳ thị,
chèn ép, phân biệt đối xử, cấm đoán quyền tự do tôn giáo của công dân. Tất cả
các tín đồ tôn giáo, chức sắc, chức việc, các giáo hội, giáo phận ở Việt Nam đều
thừa nhận quyền tự do này luôn được Nhà nước tôn trọng. Đây là một thực tế
không thể xuyên tạc. Vậy mà trong báo cáo phúc trình USCIRF chỉ đưa ra
nhận xét áp đặt chụp mũ về tình hình Tôn giáo ở Việt Nam là “tiêu
cực”, không phản ánh đúng bản chất tình hình, mà thậm chí cố tình phớt lờ những
thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Với những thành tựu trên là minh chứng phản bác lại những phán
xét vô căn cứ mà USCIRF cáo buộc cho Việt Nam.
Tuy
nhiên, bên cạnh việc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của công dân,
chủ trương của Đảng, luật pháp của Nhà nước Việt Nam cũng đồng thời nghiêm cấm
và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc,
chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân; đấu tranh và
xử lý nghiêm đối với mọi hành động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến
lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Trong
báo cáo phúc trình USCIRF còn bày tỏ quan ngại về việc áp dụng Luật An
ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam. Đây là điều thật phi
lý, bởi hai luật này có ngăn chặn và ảnh hưởng gì đến hoạt động
tự do tín ngưỡng tôn giáo, khi mà Pháp luật Việt Nam luôn bảo hộ quyền
tự do trong khuôn khổ cho mọi Tôn giáo tín ngưỡng hoạt động theo đúng
mục đích tôn chỉ và phù hợp với Hiến pháp nước Việt Nam qui định. Luật
An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam thực chất chỉ là
kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn, những hoạt động mờ ám, đen tối,
tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thực ra hai
luật này, ngày càng được nhiều quốc gia áp dụng và xử lý với hình phạt mạnh,
để bảo vệ an ninh quốc gia, cớ sao USCIRF lại quan ngại hai dự luật
này ở Việt Nam một cách vô cơ và phi lí. Phải chăng USCIR không khách
quan, thiếu thiện chí với Việt Nam, cố tình lợi dụng quyền phán
quyết của mình để áp đặt chụp mũ, nhằm cổ súy, bảo hộ, dung túng tạo
điều kiện thuận lợi cho những tín đồ, công giáo hoặc những tổ chức
núp dưới vỏ bọc hoạt động tín ngưỡng tôn giáo hoạt động nhằm vào
mục đích chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Như
vậy, phải khẳng định rằng, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
khá sôi động, đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khác
nhau, với nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức tôn giáo điều đó chứng
tỏ những thành tựu không thể chối bỏ của Đảng, Chính phủ và Nhân
dân Việt Nam phấn đấu. Chứ không như những gì mà Báo cáo của USCIRF rắp
tâm bịa đặt, cáo buộc về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam năm 2020 nhìn
chung “tiêu cực”, chỉ là những lời xuyên tạc lố bịch, vô căn cứ, không phản ánh
đúng tình hình hình tự do tôn giáo của Việt Nam không phản ánh đúng bản chất vấn
đề cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân Việt Nam. Việc USCIRF thường
xuyên dùng những lời lẽ ác ý, phi lý năm này qua năm khác trong các báo cáo của
mình, điều ấy chẳng khác gì USCIRF tự lột trần bộ mặt tối tăm của mình, và nó
cũng như hành động tự vả vào mặt mình khi xuyên tạc, vu khống về một quốc gia
có chủ quyền. Nếu muốn đánh giá về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, USCIRF
cần phải có thái độ khách quan, công tâm và tôn trọng sự thật thay vì xuyên tạc,
vu cáo mang mục đích chính trị nhằm kêu gọi hoạt động chống phá chính phủ và
Nhà nước Việt Nam.
Đình
Đồng - KTS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét