Pages - Menu

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG , LÝ LUẬN HIỆN NAY

Con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà chúng ta đang đi, không gì lay chuyển được. Công tác tư tưởng, lý luận tiếp tục gánh vác sứ mệnh lịch sử cầm nhịp thống nhất toàn dân tộc, “soi đường cho quốc dân đi” trên con đường ấy có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay là một bộ phận của cuộc đấu tranh tư tưởng trên phạm vi toàn thế giới. Giai đoạn hiện nay của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận bắt đầu từ khi Liên Xô sụp đổ. Mở màn cho cuộc đấu tranh này là công trình của nhà triết học Mỹ gốc Nhật Fukayama với tiêu đề “Sự tận cùng của lịch sử” công bố vào năm 1992. Trong công trình này, tác giả đã chứng minh với sự tan rã của Liên Xô, xã hội loài người không phát triển theo các quy luật do chủ nghĩa Mác phát hiện, mà là với sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, lịch sử đã “dừng lại”; chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn. Từ những luận điểm gốc này, hàng loạt bài báo, cuốn sách đã ra đời để truyền bá những lý luận nhằm bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, bác bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa - đả kích vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Những luận điểm này được “chế biến” lịa thành những luận điểm “Đảng trị”; “Định hướng xã hội chủ nghĩa” là phi lý; “chủ nghĩa xã hội đẻ non”; “Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời”. Theo họ, dương như đó là nguồn gốc của tình trạng vi phạm nhân quyền và xuống cấp đạo đức ở nước ta hiện nay. Rõ ràng, đây là cuộc đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng: tiến bộ và lạc hậu; giữa xu thế đi lên của lịch sử và xu thế phản động, cản trở sự tiến bộ của lịch sử.  

Những năm gần đây, với “hàng núi” sách báo chống Đảng, hàng trăm giọng điệu công kích, bôi nhọ, phủ nhận, với hàng nghìn thủ đoạn đủ loại, trên mọi phương diện, đang tràn ngập mạng internet: về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, về Đảng và sự cầm quyền của Đảng, về thể chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về hệ thống chính trị và về đội ngũ cán bộ, đảng viên... Những luận điệu xuyên tạc công cuộc đổi mới, sự công kích Đảng, Nhà nước và đất nước ta từ nhiều phía, với nhiều thủ đoạn, ở nhiều mức độ và nhiều tính chất, cả bên trong lẫn bên ngoài, rất phức tạp. Theo đó, xuất hiện đủ loại thái độ và phương cách hành xử gây nên tình trạng trắng đen lẫn lộn, thật giả hỗn mang, rất khó nhận diện và rất nguy hiểm nhưng rất tinh vi. 

Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay, nhìn bề ngoài như là các cuộc đấu tranh về quan điểm được các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện bằng cách truyền bs các công trình nghiên cứu, các học thuyết của các nhà khoa học. Các tổ chức xã hội, các chính khách ở Việt Nam còn có hiện tượng phát tán ý kiến của những người “yêu tự do”, “khát khao dân chủ”. Về thực chất, cuộc đấu tranh này biểu hiện những khuynh hướng đâị biểu cho những lợi ích chính trị - xã hội khác nhau. Đối với nước ta, đòn tấn công về tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch là nhằm vào việc xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đó chính là việc thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch.

Do đó, cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của Đảng và Nhà nước. Tiến hành cuộc đấu tranh này là để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc. Trong cuộc đấu tranh này, không những phải làm thất bại âm mưu phá hoại về tư tưởng, mà còn phát triển lý luận, giải đáp những câu hỏi đang đặt ra trong thời đại hiện nay, nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân. Trên nền tảng tư tưởng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển tư tưởng, lý luận sáng tạo, nâng cao trình độ lý luận của đảng viên và quần chúng lên ngang tầm thời đại, có khả năng tự bảo vệ về mặt tư tưởng trước những đòn tấn công của kẻ thù. Điều đó có ý nghĩa sống còn đối với chế độ xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của đất nước.

Khi một tư tưởng xuất hiện, tồn tại và phát triển, tự thân nó là cuộc đấu tranh để tự khẳng định và tồn tại. Dù muốn hay không muốn, dưới muôn vàn hình thức, quy mô, tính chất và mức độ, đấu tranh với các tư tưởng khác là lẽ tự nhiên của sự phát triển. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã và đang như vậy. Trên phương diện tư tưởng, lý luận chính trị của chúng ta cũng như vậy, không nằm ngoài quy luật đó và đây là nhiện vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận hiện nay. 

HDH - H2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét