Trước ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 sắp diễn ra. Các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá về mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân về công tác bầu cử. Trong đó nguyên tắc bầu cử là một trong những nội dung mà bọn chúng thường tập trung để xuyên tạc, bôi nhọ, nhất là tổ chức khủng bố Việt Tân. Vậy chúng ta dành một chút thời gian để chỉ bảo cho Việt Tân biết về nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, giúp bọn chúng sáng mắt và cần im miệng ngay lập tức.
Theo
Điều 1, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII quy định về nguyên tắc bầu cử:
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Vậy nguyên tắc đó
được hiểu như thế nào thì chúng ta cùng nhau phân tích cho các thế lực thù địch
và nhất là Việt Tân được thấy rõ.
Thứ
nhất, nguyên tắc phổ thông
Nguyên
tắc này thể hiện cuộc bầu cử phải có phạm vi đông đảo nhất người dân tham gia
và nhà nước có trách nhiệm bảo đảm điều đó. Đây cũng là nguyên tắc bầu cử mà hầu
hết các nước trên thế giới áp dụng, nhằm bảo đảm trực tiếp cho tính dân chủ và
tính chính thống của một cuộc bầu cử. Ở Việt Nam, Nhà nước bảo đảm nguyên tắc
này cả về mặt pháp lý và thực tế. Về mặt pháp lý pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam quy định công dân đủ điều kiện tham gia bầu cử là: Điều
kiện về tư cách công dân Việt Nam và đủ 18 tuổi trở lên. Nghĩa là công dân đủ
18 tuổi và đủ điều kiện về tư cách công dân thì có quyền tham gia bầu cử, ngược
lại nếu không đủ điều kiện về tư cách công nhân như: Người bị kết án tử hình
đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà
không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự… thì không được
tham gia bầu cử. Về tính phổ thông trong quyền được ứng cử của người dân được
thể hiện rộng rãi như đối với quyền bầu cử. Theo đó, người dân có một quốc tịch
là quốc tịch Việt Nam và đủ 21 tuổi trở lên thì có quyền ứng cử. Tuy nhiên để đảm
bảo thực hiện được quyền ứng cử một cách thực chất, người dân còn phải đáp ứng
một số điều kiện khác. Nguyên tắc bầu cử phổ thông còn thể hiện ở mặt thực tế,
nghĩa là Nhà nước phải tạo mọi điều kiện vật chất cần thiết để người dân có thể
đi thực hiện quyền bầu cử hoặc ứng cử của mình theo quy định của pháp luật.
Thứ
hai, nguyên tắc bình đẳng
Đây
là nguyên tắc thể hiện sự bình đẳng giữa các cử tri và sự bình đẳng giữa các ứng
cử viên trong một cuộc bầu cử. Ở Việt Nam nguyên tắc này thể hiện sự bình đẳng
giữa các cử tri và sự bình đẳng giữa các ứng cử viên. Mỗi một lá phiếu của cử
tri đều có giá trị như nhau đối với việc xác định kết quả cuối cùng của cuộc bầu
cử. Tuy nhiên, giá trị của lá phiếu của cử tri ở khu vực bầu cử có sự khác nhau
do có sự chênh lệch về số lượng đại biểu được bầu ở từng khu vực, đơn vị bầu cử.
Đối với các ứng cử viên, sự bình đẳng được thể hiện ở chỗ khi đã được giới thiệu
trong danh sách ứng cử viên thì các ứng cử viên dù thuộc thành phần nào cũng đều
được cư xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau. Thứ tự danh sách các ứng cử
viên trong phiếu bầu cử được sắp xếp theo bảng chữ cái, không theo chức vụ,
thành phần hay một tiêu chí nào khác. Các ứng cử viên không phải dùng tiền bạc,
vật chất để vận động bầu cử, công việc tuyên truyền vận động bầu cử là thuộc
trách nhiệm của cơ quan và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
Thứ
ba, nguyên tắc trực tiếp
Đây
là nguyên tắc thể hiện việc cử tri chọn ai thì bỏ phiếu thẳng cho người đó, là
sự trực tiếp về mặt ý chí. Nghĩa là cử tri đồng ý bầu chọn ứng cử viên nào thì
bỏ phiếu thẳng cho người đó và sự lựa chọn của cử tri được tính trực tiếp vào kết
quả bầu chọn đối với ứng cử viên. Ở Việt Nam không áp dụng nguyên tắc bầu cử
gián tiếp giống như bầu cử Tổng thống Mỹ gây tranh cãi vừa rồi mà Việt Tân thường
ca ngợi. Ở Mỹ cử tri bầu Tổng thống thông qua đại cử tri, chứ không phải người
dân trực tiếp bầu Tổng thống. Nguyên tắc trực tiếp ở Việt Nam thể hiện cả về nội
dung và hình thức. Cử tri phải tự mình viết vào phiếu bầu cử của mình và trực
tiếp bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu. Chỉ trong trường hợp không thể tự viết được
thì cử tri mới có thể nhờ người khác bỏ phiếu; song đích thân cử tri phải bỏ lá
phiếu vào hòm phiếu. Nếu không tự mình bỏ phiếu được thì mới được nhờ người
khác bỏ hộ phiếu vào hòm phiếu.
Thứ
tư, nguyên tắc bỏ phiếu kín
Đây
là nguyên tắc thể hiện không ai được biết nội dung phiếu bầu của cử tri. Nghĩa
là cuộc bầu cử, đặc biệt là công đoạn viết phiếu và bỏ phiếu, phải được tổ chức
sao cho không một ai được biết nội dung của lá phiếu cũng như sự lựa chọn của cử
tri ngoài chính bản thân cử tri. Bỏ phiếu kín nhằm bảo đảm tính khách quan của
cuộc bầu cử. Bầu cử phải tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín chứ không bằng
việc giơ tay biểu quyết. Mọi công đoạn chuẩn bị phiếu bầu, phát phiếu và cử tri
viết phiếu và bỏ phiếu đều được bảo đảm bí mật. Không ai biết cử tri đã bầu hoặc
không bầu cho ứng cử viên nào. Do đó, cử tri tự do lựa chọn ứng cử viên, không
phải e ngại hay lo lắng hậu quả bất lợi vì việc lựa chọn ứng cử viên của
mình./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét