Trong
thời gian gần đây các thế lực thu địch thường xuyên tăng cường chống phá Đảng,
nhà nước ta trên không gian mạng, chúng “đâm chọc” vào nhiều lĩnh vực, trong đó
chiêu bài tín ngưỡng tôn giáo là một trong những hình thức chống phá mang tính
nham hiểm và phản động. Cái gọi là tổ chức Việt tân cho rằng: “VIỆT
NAM CÒN NHIỀU VI PHẠM VỀ TỰ DO TÔN GIÁO
Báo cáo Tự do Tôn giáo Việt Nam
2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố nêu rõ Chính phủ Việt Nam tiếp tục có nhiều
hình thức can thiệp, hạn chế quyền tự do của các nhóm tôn giáo và các tín đồ, từ
việc bắt giữ, đe dọa, giám sát cho đến hạn chế đi lại, tịch thu tài sản và từ
chối yêu cầu đăng ký và các quyền khác”
Đọc
những thứ được cho là nhận định của một cái gọi là tổ chức như Việt tân, nói thật
Tôi cảm thấy như tiếng “… ang ẳng” đâu đó trong đêm. Ngang nhiên, trắng trợn tố
cáo này nọ nhưng không biết chúng đại diện cho nhà tu hành, tín đồ, chức sắc,
chức việc nào của một tôn giáo hay hình thức tín ngưỡng nào. Đúng là nực cười
cho bọn “ưng, khuyển”, chắc hôm nay được cho ăn ít quá nên máu lên não chậm,
ngu còn to miệng. Căng mắt ra mà đọc, dỏng tai lên mà nghe nếu còn hiểu tiếng
người nhé lũ Việt tân.
Tôi
tin rằng, chúng ta những người con đất Việt ngàn đời văn hiến đều chung một cảm
nhận, cảm xúc khi đọc được hoặc nghe đâu đó mấy câu sằng bậy kiểu như vậy. Bởi
vì Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình, bác ái, dù theo tôn giáo, tín ngưỡng
nào đều cùng chung nguồn cuội, sống chung trên mảnh đất hình chữ “S” ngàn năm
văn hiến. Tất nhiên những kẻ mang lợi ích quốc gia dân tộc đi bán nhưng chúng
thì không bao giờ hiểu được cái gì gọi là quê hương xứ sở.
Xuất
phát từ tư tưởng cao đẹp đó, Ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời
ngày 3-9-1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tuyên bố “Thực dân và phong kiến tìm cách chia rẽ đồng bào lương với đồng
bào giáo để cai trị, tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố tín ngưỡng tự do, lương
giáo đoàn kết”. Một năm sau, Hiến pháp năm 1946 đã ghi “Mọi công dân Việt Nam đều
có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến Sắc lệnh 234/SL ngày 14-6-1955, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng
của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy”.
Các
Hiến pháp sau này tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 có bước tiến mới trong khi thay
cụm từ "quyền công dân" bằng "quyền con người", khẳng định
quyền con người, trong đó là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi
người, được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm. Quan điểm trên được
thể hiện trong suốt hơn 30 năm kể từ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,
trong đó có đổi mới công tác tôn giáo và được ghi dấu bằng việc Bộ Chính trị
ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16-10-1990 về “Tăng cường công tác tôn
giáo trong tình hình mới”. Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết số 24, Hội nghị
Trung ương lần thứ VII (khoá IX), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị
quyết số 25-NQ/2003/TW ngày 12-3-2003 về công tác tôn giáo, tiếp tục nâng cao,
hoàn thiện các quan điểm về tôn giáo và công tác tôn giáo. Thể
chế hóa Hiến pháp năm 2013 và trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tình hình tôn
giáo tiếp tục có những biến động, ngày 18-11-2016, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, đã thông qua Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo thay thế Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, ngày 30-12-2017,
Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tiếp tục tạo hành lang pháp lý
quan trọng cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Việc
ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã đánh dấu một mốc son cho quá trình hoàn
thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, cụ thể hóa chủ trương nhất
quán của Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có ý nghĩa quan trọng cả
về đối nội và đối ngoại, phù hợp với chủ trương cải cách thể chế, đơn giản hóa
thủ tục hành chính hiện nay ở Việt Nam, bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc
và các tổ chức tôn giáo. Đồng thời, cũng khẳng định với quốc tế, Việt Nam luôn
là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền con người,
trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; là minh chứng để chống lại luận
điệu xuyên tạc của các thế lực xấu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ
nhân quyền, tôn giáo.
Thực tế cho thấy sau10 năm thực
hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác
tôn giáo, trước khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2003), cả nước có
khoảng 17,4 triệu tín đồ/hơn 80 triệu dân, chiếm 21,8% dân số; có 15 tổ chức
tôn giáo được Nhà nước công nhận thuộc 6 tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin
lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo và Hồi giáo. Sau hơn 15 năm thực hiện Pháp lệnh,
đến năm 2018 có thêm 28 tổ chức tôn giáo đủ điều kiện được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công nhận và cấp đăng ký hoạt động, nâng tổng số các tổ chức tôn
giáo lên 43, thuộc 16 tôn giáo.
Các
tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động đã xây dựng
và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và trách nhiệm với
đất nước, dân tộc. Cùng với phát triển về tổ chức, đăng ký hoạt động cho các
tôn giáo đủ điều kiện, số lượng tín đồ và các hoạt động tôn giáo cũng không ngừng
gia tăng. Tính đến tháng 9-2019, Việt Nam có 25,1 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số,
55.710 chức sắc, 145.721 chức việc. Việc ra đời các tổ chức tôn giáo một mặt phản
ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo; mặt khác, khẳng định Việt Nam không phân biệt giữa người có
tín ngưỡng, tôn giáo hay không; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào
dù nội sinh hay được truyền từ nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài
hay mới được công nhận. Các hoạt động tôn giáo đa dạng, sôi động, diễn ra trên
khắp cả nước. Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo khang trang, đời sống giáo dân
sung túc. Các ngày lễ trọng, lễ hội truyền thống của tôn giáo được tổ chức
trang nghiêm, thu hút đông đảo không chỉ tín đồ mà cả quần chúng nhân dân tham
gia như: Lễ Phật đản của Phật giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Công giáo
và Tin lành, Đại lễ Vía Đức Chí Tôn, Lễ Thượng ngươn của đạo Cao Đài... Nhiều
cơ sở tôn giáo được chính quyền quan tâm cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp,
cải tạo khang trang, đáp ứng nhu cầu chính đáng về cơ sở của tín đồ và tổ chức
tôn giáo. Thông qua các hoạt động tôn giáo, hoạt động xã hội, chức sắc, nhà tu
hành, tín đồ các tôn giáo nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, phát
huy giá trị đạo đức tôn giáo và đóng góp nguồn lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước, đấu tranh hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo chia rẽ
đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc và luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm tôn
giáo, nhân quyền.
Hoạt
động đối ngoại tôn giáo là một trong những hoạt động quan trọng và thường xuyên
của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập
sâu vào đời sống thế giới thì hoạt động quốc tế của các tôn giáo Việt Nam cũng
diễn ra đa dạng, phong phú, số lượng đoàn trong nước và nước ngoài đi, đến
nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình tôn giáo ngày càng tăng. Trong năm 2018, Ban
Tôn giáo Chính phủ đã giải quyết 30 đoàn ra với số lượng là 122 người, chấp thuận
62 đoàn nước ngoài vào hoạt động tôn giáo tại Việt Nam với số lượng là 511 người;
tiếp đón, làm việc với nhiều đoàn quốc tế đến tìm hiểu về tôn giáo và chính
sách, pháp luật về tôn giáo của Việt Nam, cụ thể: Đoàn Thứ trưởng Ngoại giao
Tòa thánh Va-ti-căng; Đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Căm-pu-chia; Đoàn Đại sứ quán
Mỹ….
Mới
đây nhất vào ngày 5 tháng 5 năm 2021 ông Nguyễn Ánh Chức, Phó Trưởng ban Ban
Tôn giáo Chính phủ đã khẳng định trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Quân đội
nhân Đồng chí Nguyễn Ánh Chức nói “Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm tốt quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo (TN, TG) theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời
kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng tự do TN, TG để xuyên tạc, chống
phá”. Việt Nam là quốc gia đa TN, TG với 95% dân số có đời sống TN, TG, hơn
26,5 triệu tín đồ các tôn giáo. Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách
tôn trọng và bảo hộ quyền tự do TN, TG, bảo đảm bình đẳng giữa các tôn giáo,
phát huy nhữ ng giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho
quá trình phát triển đất nước. Quyền tự do TN, TG ở Việt Nam được bảo đảm tốt
trên thực tế. Hằng năm, có hơn 8.500 lễ hội TN, TG được tổ chức; các cuộc lễ
tôn giáo lớn được tổ chức trọng thể theo nghi lễ tôn giáo với sự tham dự của
hàng trăm nghìn lượt người. Hoạt động tôn giáo diễn ra sôi động trên khắp cả nước,
bảo đảm nhu cầu TN, TG của người dân và tổ chức tôn giáo. Nhà nước đã công nhận
và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, ngoài ra
còn có hàng nghìn điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung được chính quyền cấp
đăng ký hoạt động. Các tổ chức tôn giáo được phép thành lập trường đào tạo, mở
lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo. Tính đến nay, hầu hết cơ sở
thờ tự của các tôn giáo đã được sửa chữa, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới; việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử
dụng được thực hiện theo đúng pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện
in ấn, phát hành kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ hoạt động tôn giáo. Hoạt động
quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng; quyền tự do
TN, TG của đồng bào dân tộc thiểu số cũng được bảo đảm tốt...
Như
vậy chúng ta nhận thức rằng tự do tôn giáo là chính sách nhất quán và là hạt
nhân của khối đại đoàn kết dân tộc. Việt Nam là quốc gia có đa tín ngưỡng, tôn
giáo. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt
Nam. Chính vì vậy, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người luôn
là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, là hạt nhân để quy tụ đồng
bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng
trong xây dựng và phát triển đất nước. Chứ không có chuyện “can thiệp, hạn chế quyền tự do của các nhóm
tôn giáo và các tín đồ, từ việc bắt giữ, đe dọa, giám sát cho đến hạn chế đi lại,
tịch thu tài sản và từ chối yêu cầu đăng ký và các quyền khác” như bọn phản động
ngông cuồng nhận định. Đã là quyền thì chắc chắn được bảo vệ, nghĩa vụ thì
chúng ta nhận thức và thực hiện triệt để và tất nhiên với những hành vI vi phạm
pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo với mục đích làm phương hại đến trật tự,
an toàn xã hội, an ninh quốc gia, vận mệnh của dân tộc thì cần phải thẳng thừng
nghiêm trị. Tất cả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã
Hội Chủ Nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét