Pages - Menu

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

DÙNG CHIÊU TRÒ “XÃ HỘI HÓA HÌNH SỰ” ĐỂ CHỐNG PHÁ

 

Những kẻ phản động luôn tìm mọi cách để chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng nhiều chiêu trò và nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể gần đây, trên Bloger của Hung–viet.org, Nguyễn Ngọc Già có bài viết: “Xã hội hóa hình sự”, hắn cho rằng Bộ Luật hình sự năm 2015 và Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 sau khi đã sửa đổi năm 2017 là phản khoa học, chỉ mang tính thành kiến và tùy tiện có những điều quy định các tội danh mơ hồ và khi bị ghép vào các tội danh vô căn cứ, không có hành vi phạm tội, không xác định được thiệt hại về vật chất và không nhìn thấy được thiệt hại về phi vật chất, tức là người dân chỉ có hai con đường: chấp nhận ở tù hoặc chấp nhận ở nhà thương điên. Thật vô lý, vì bản thân Nguyễn Ngọc Già đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu luật pháp của Việt Nam.

Thứ nhất, để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đang đặt ra, Bộ Luật hình sự năm 2015 và Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được sửa đổi năm 2017, việc sửa đổi hai bộ luật này đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đối với lĩnh vực tư pháp, hiến pháp có nhiều điều chỉnh quan trọng, đặt yêu cầu phải tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân đòi hỏi tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của các cơ quan tư pháp không chỉ dừng ở mục tiêu phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật mà phải tôn trọng con người, vì sự hướng thiện của con người, đề cao dân chủ và phải đứng trên quan điểm đó để tiến hành tố tụng đối với vụ án. Những nội dung đổi mới nêu trên đòi hỏi phải được quán triệt vào nhiều dự án luật đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, trong đó có Bộ Luật hình sự và Bộ Luật tố tụng hình sự, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền tư pháp công bằng, nhân đạo, dân chủ, nghiêm minh, đề cao trách nhiệm trước nhân dân. Việc sửa đổi Bộ Luật hình sự và Bộ Luật tố tụng hình sự phải đáp ứng yêu cầu: Bảo đảm quá trình giải quyết vụ án hình sự phải có sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ; bảo đảm quy định chặt chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt việc áp dụng mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội; bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; bảo đảm tranh tụng, công bằng trong xét xử; bảo đảm việc giải quyết vụ án khẩn trương, đúng thời hạn luật định; bảo đảm nguyên tắc bồi thường và xử lý khi oan, sai.

Thứ hai, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra trong tất cả các vụ án mà tòa án các cấp đã tuyên án nếu không đúng người, đúng tội để xảy ra oan sai, sau khi đã điều tra, xác minh có đủ căn cứ pháp lý, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành án, hủy bỏ bản án và mọi cá nhân, tổ chức nếu bị oan sai sẽ được đền bù oan sai. Đồng thời, sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân và tổ chức đã gây ra hậu quả của vụ án theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017. Ví dụ: vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang vào năm 2003, sau khi nhận đơn kêu oan của gia đình ông Chấn và thu thập đủ nhân chứng, vật chứng, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã tuyên án: trả lại tự do cho ông Chấn. Hội đồng xét xử đưa ra nhận định cho rằng, ông Trần Nhật Luật (nguyên điều tra viên Công an tỉnh Bắc Giang) và  ông Đặng Thế Vinh (nguyên kiểm sát viên tỉnh Bắc Giang) không có tư thù, không hưởng lợi nên không có cơ sở quy kết tội cố ý làm sai lệch hồ sơ. Mặc dù vậy, hành vi của các bị cáo đã làm ảnh hưởng đến hồ sơ vụ án, dẫn đến việc ông Nguyễn Thanh Chấn bị oan. Do đó, tòa thấy có cơ sở xác định các bị cáo đã phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hội đồng xét xử, tuyên phạt bị cáo Trần Nhật Luật mức án 12 tháng tù; bị cáo Đặng Thế Vinh mức án 8 tháng tù. Đồng thời, tổ chức buổi công khai xin lỗi, cải chính đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết án oan, theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, ông Chấn được bồi thường 7,2 tỷ đồng, gia đình ông Chấn đã nhận đủ số tiền này.

Như vậy, trước hết để không vi phạm pháp luật và sau là để đấu tranh lại những quan điểm tư tưởng chống phá cảu các thế lực thù địch, phản động, đòi hỏi mỗi công dân cần phải nghiên cứu, học tập để nâng cao nhận thức pháp luật. Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Đồng thời, tích cực, chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tư tưởng và hành động sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, góp phần ổn định xã hội, ổn định an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội./.

 NHL-BC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét