Đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam là đối tượng thường xuyên để các thế lực thù địch hướng tới công kích và xuyên tạc. Đặc biệt là quan điểm của Đảng ta trên các lĩnh vực ở Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trong đó, vấn đề xác định vị trí vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội Đảng lần
thứ XIII khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô
hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
“Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng
bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh
tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp
với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Cần phải nhấn
mạnh rằng đây là quan điểm sâu sắc, đúng đắn và là quan điểm không thể xuyên tạc
và phủ nhận.
Thế nhưng núp
dưới danh nghĩa “chuyên gia kinh tế”, “doanh nhân thành đạt”… của cộng đồng
doanh nghiệp, người dân, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã lợi dụng những
hạn chế, yếu kém của một số doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất, kinh doanh đẩy
mạnh hoạt động chống phá đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước ta. Chúng
phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, nhằm phủ nhận chế độ sở hữu tư
liệu sản xuất, bản chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và để
tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tư nhân. Chúng cho rằng, kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo sẽ thủ tiêu cạnh tranh, phân biệt đối xử với các thành phần
kinh tế khác.
Chúng ta thấy rằng, mỗi chế độ xã hội bao giờ
cũng có quan hệ sản xuất thống trị, theo đó có thành phần kinh tế chủ đạo.
Trong nền kinh tế TBCN, thành phần kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sở hữu
tư nhân TBCN là chủ yếu, là nền tảng. Ở các nước tư bản cũng có kinh tế nhà nước
và doanh nghiệp nhà nước được xây dựng trên cơ sở hữu nhà nước tư bản độc quyền.
Dù họ không xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nhưng kinh tế nhà nước
tư bản độc quyền có vai trò to lớn. Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay có nhiều
thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Song, sở hữu nhà nước và thành phần
kinh tế nhà nước là đặc trưng, giữ vai trò chủ đạo và là một trong các yếu tố
quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Điều đó được khẳng định tại Khoản 1, Điều 51, Hiến pháp năm
2013 là hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tiễn nước ta. Hơn nữa, kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa không hề thủ tiêu sự cạnh tranh mà trái lại là nhân tố thúc đẩy sự cạnh
tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu khách quan phải tôn trọng và thực hiện đầy
đủ các quy luật của kinh tế thị trường.
Đó chính là những minh chứng cho vai trò chủ đạo
của nền kinh tế nhà nước, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của nhà nước và đấu tranh một cách có hiệu quả trước âm
mưu của các thế lực thù địch./.
P.T.H.H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét