Trong suốt chiều
dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tư tưởng lấy “Dân làm gốc”, coi
trọng và tiết kiệm sức dân bao giờ cũng là đường lối, chính sách trị nước tích
cực của mọi chế độ chính trị. Nhìn lại lịch sử, từ thời phong kiến, triều đại
nào biết thực thi chính sách an dân, lấy “Dân làm gốc” thì quy tụ được lòng dân,
đất nước hưng thịnh, nhân dân được hưởng thái bình. Ngược lại đất nước rơi vào
loạn lạc, bị các thế lực ngoại bang xâm lăng, chiếm đóng.
Chuyện vua Trần
Anh Tông tới thăm Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và hỏi kế sách giữ nước năm
Canh Tý, 1300 vẫn còn nguyên tính thời sự. Khi ấy, Hưng Đạo Vương căn dặn Anh
Tông Hoàng đế rằng: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ
nước”. Rồi chuyện nhà Hồ, do không biết dựa vào dân nên thất bại trước giặc
Minh, nước mất, nhà tan, nhân dân chịu lầm than, cơ cực. Câu nói của Tả tướng Hồ
Nguyên Trừng đã chỉ ra nguyên nhân thất bại của nhà Hồ: “Thần không sợ đánh, chỉ
sợ lòng dân không theo”. Đến thời Hậu Lê, tư tưởng lấy “Dân làm gốc” được phát
huy, sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, quân dân nhà Lê đã đánh bại giặc Minh,
khôi phục quốc thống. Nhà chính trị, quân sự kiệt xuất Nguyễn Trãi khái quát cô
đọng ngọn nguồn và triết lý thắng lợi của nhà Lê là: “Việc nhân nghĩa, cốt ở
yên dân”, “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.
Tiếp thu, bảo vệ,
kế thừa, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “Cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng” cũng như bài học lấy “Dân làm gốc” của dân tộc Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Cách mạng là việc chung của cả dân chúng”, “nước lấy
dân làm gốc”, “dân là chủ”, “lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết”, “có dân là
có tất cả”...; nhưng nhân dân cần phải được tổ chức chặt chẽ, đặt dưới sự lãnh
đạo của một Đảng với nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là Đảng Cộng sản Việt
Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
Việt Nam. Người nhắc nhở: “Muôn người như một. Quân tốt dân tốt, muôn sự đều
nên. Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”[1].
Trong công cuộc
đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định lấy dân làm gốc là cơ sở cho việc hoạch định
đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Đại hội VI của Đảng, một
trong bốn bài học lớn được Đảng rút ra là trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng
phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân lao động. Bài học này tiếp tục được quán triệt sâu sắc trong các kỳ
Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng. Đánh giá quá trình đổi mới, Đại hội IX của
Đảng một lần nữa khẳng định: Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân
dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo.
Đại hội XII chỉ
rõ, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật
nhằm phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, vì lợi
ích an dân. Gắn bó với nhân dân, dựa vào nhân dân xây dựng Đảng là nguồn gốc, sức
mạnh, quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Phương châm “dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra” tiếp tục được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm
pháp luật. Sự ra đời của Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Quy định
về việc đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với cấp ủy, tổ chức đảng và
gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú, Quy định về việc mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát, phản biện,
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền… đã tăng thêm cơ chế, điều kiện để
nhân dân tham gia xây dựng Đảng, giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện các quy định
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hình thức góp ý
với Đảng và giám sát cán bộ, đảng viên ngày càng được quan tâm. Các cuộc lấy ý
kiến của nhân dân cả nước vào dự thảo Cương lĩnh, văn kiện đại hội Đảng, dự thảo
sửa đổi Hiến pháp, dự thảo các đạo luật đã phát huy trí tuệ, tâm huyết của nhân
dân để xây dựng, hoàn thiện các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước, phục
vụ tốt hơn cuộc sống của người dân. Việc lùi thời gian thông qua Luật về các đặc
khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc… vừa qua là biểu hiện rõ nhất việc
Đảng và Nhà nước rất trọng dân, lắng nghe ý kiến người dân. Nhiều địa phương đã
tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy với nhân dân, tự phê
bình trước người dân. Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của nhân dân nơi cư trú đối với
cán bộ, đảng viên trước khi kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cấp ủy, tổ chức đảng,
đảng viên cuối năm. Việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng, Quốc hội, Hội đồng
nhân dân góp phần để nhân dân, đại biểu dân cử giám sát quá trình thực hiện
trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Kết quả thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng Đảng đang có tác dụng ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, được nhân dân đồng tình, ủng
hộ và tạo đồng thuận trong xã hội, khôi phục niềm tin của nhân dân với Đảng.
Thấm nhuần bài
học “Dân là gốc” trong Bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của
Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới” của Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết lý luận và thực tiễn rất sâu sắc qua 5
năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
đúc rút 5 bài học kinh nghiệm. Một trong số đó là: “Trong mọi công việc của Đảng
và Nhà nước, luôn xác định “Dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung
tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự
xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân”.
Tại Đại hội
XIII, tư tưởng dân là gốc đã được đúc kết thành bài học riêng, với những nguyên
tắc cơ bản, định hướng mọi sách lược chủ trương của Đảng trong giai đoạn tới.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Trong mọi công
việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”;
thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì
thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,
dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống,
nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của
nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với
nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”[2].
Đây không chỉ là mục tiêu, mà còn sẽ trở thành động lực để khơi dậy sức dân
đóng góp cho quá trình phát triển. Là nền tảng, vừa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét