Trong
những ngày qua, mạng xã hội lại bùng lên sự việc về một hiểu lầm nhỏ giữa đoàn
công tác y tế với người dân của một địa phương. Chúng ta chưa bàn luận nó đúng
hay sai mà đáng trách ở đây là cách chia sẻ và bình luận ác ý của không ít người
dùng mạng xã hội đang bị dẫn dắt bởi những kẻ ăn bám sự kiện chuyên nghiệp.
Trong
khi có nhiều người hiểu biết, cảm thông với một vài sơ suất, thì còn đó hàng
nghìn người dễ dàng nghe theo thông tin một chiều, bình luận cảm tính thể hiện
thái độ vô cảm, thậm chí là hùa theo một số kẻ ăn bám sự kiện chuyên nghiệp núp
dưới chiêu trò “yêu nước”, “tự do ngôn luận”, “phản biện”, “minh bạch thông
tin”... cố tình tung tin làm sai lệch bản chất sự việc để gây hoài nghi, bức
xúc, bất ổn trong xã hội.
Câu
hỏi đặt ra là tại sao những kẻ ăn bám sự kiện, ném đá giấu tay, đứng sau giật
dây gây rối vẫn còn đất để tồn tại? Phải chăng người dùng mạng xã hội đang quá
dễ dãi, cảm tính, không nghiêm túc tìm hiểu thông tin thật-giả; duy tình mà
không duy lý của một bộ phận người dân khiến các thế lực triệt để lợi dụng, nhằm
biến sự giận dữ nông cạn của đám đông thành “vũ khí” gây rối xã hội? Phải chăng
chúng đang giăng ra những chiếc bẫy cực kỳ tinh vi để dần làm mất khả năng phân
biệt thông tin đúng-sai của người dùng mạng xã hội, từ đó thực hiện ý đồ sâu xa
về một cuộc cách mạng màu nào đó; kích động hành vi phân biệt vùng miền, làm
suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện ý đồ làm mất ổn định xã hội?
Không
thể phủ nhận sự phát triển của mạng xã hội đang giúp mọi cá nhân dễ dàng tham
gia vào quá trình tương tác, cung cấp, chia sẻ thông tin đa chiều về thực tiễn
đời sống xã hội. Vì lẽ ấy, mạng xã hội cũng tạo ra áp lực đủ mạnh giúp giám sát
hành vi tốt-xấu của tập thể hay cá nhân. Nhờ sự phản biện từ cộng đồng mạng,
nhiều hành vi xấu đã được hạn chế; nhiều gương người tốt, việc tốt được lan tỏa
nhanh chóng, tạo nên môi trường thông tin lành mạnh. Mạng xã hội thực sự đã lan
tỏa, trở thành một thứ “quyền lực” tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Nếu mỗi
người dân không tỉnh táo, sẽ vô tình hoặc hữu ý trở thành công cụ của các thế lực
phản động chống phá đất nước mình. Vì vậy, mỗi người dùng mạng xã hội đều phải
có ý thức làm trong sạch, lành mạnh mạng xã hội. Tiết chế hành vi, phát ngôn
chuẩn mực trên mạng xã hội cũng là góp phần tích cực ổn định xã hội, đấu tranh
với cái xấu, phát huy vai trò giám sát, phản biện và phát hiện tiêu cực của mạng
xã hội.
NXL-KBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét